Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển với nhiều tên gọi và chức năng nhiệm vụ khác nhau, đến nay BIDV đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Cùng với sự lớn mạnh của BIDV Việt Nam, gần 60 năm qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sơn La (BIDV Sơn La) đã từng bước khẳng định vị trí, vai trò trong thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước về tài chính tiền tệ, đóng góp một phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cũng như xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cũng như BIDV Việt Nam, BIDV Sơn La trải qua nhiều giai đoạn, thời kỳ phát triển khác nhau. Từ năm 1957 đến tháng 9/1976 về bộ máy tổ chức là một phòng nghiệp vụ thuộc Ty Tài chính tỉnh Sơn La, với tên gọi phòng cấp phát xây dựng cơ bản biên chế có 6 cán bộ trình độ trung cấp. Đến năm 1976 Chi hàng kiến thiết tỉnh Sơn La được thành lập theo nghị quyết số 198/NQ-TU ngày 16/9/1976 của Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La. Đây là thời kỳ phục hồi kinh tế sau chiến tranh, Chi hàng Kiến thiết đã có những đóng góp quan trọng trong việc quản lý vốn cấp phát kiến thiết cơ bản, hạ thấp giá thành công trình, thực hiện tiết kiệm, tích luỹ vốn cho Nhà nước. Năm 1981 theo thông báo số 505/TB-NHNN ngày 18/8/1981 của Ngân hàng Nhà nước Việt nam, tiếp nhận Ngân hàng kiến thiết từ Chi hàng Kiến thiết được gọi là Ngân hàng Kiến thiết và trực thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Từ tháng 3/1982 đến tháng 7/1988 từ Ngân hàng kiến thiết chuyển thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và xây dựng tỉnh Sơn La. Việc chuyển đổi này có ý nghĩa quan trọng trong cải tiến các phương pháp cung ứng và quản lý vốn đầu tư cơ bản, nâng cao vai trò tín dụng phù hợp với khối lượng vốn đầu tư cơ bản tăng lên và nhu cầu xây dựng phát triển rộng rãi. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và xây dựng tỉnh Sơn La đã thực hiện tốt nhiệm vụ cấp phát và tín dụng đầu tư cơ bản; quan hệ tín dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản được mở rộng, vai trò tín dụng được nâng cao. Từ tháng 8/1988 đến tháng 5/1990 là phòng cấp phát cho vay vốn xây dựng cơ bản thuộc Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Sơn La. Từ tháng 6/1990 đến tháng 12/1990 là phòng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La. Trong khoảng thời gian từ 1981-1990, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Sơn La đã vượt qua khó khăn, tiếp tục khẳng định để đứng vững và phát triển, từng bước trở thành một trong các ngân hàng chuyên doanh hàng đầu trong nền kinh tế. Ngày 26/11/1990 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký quyết định số 105 Nh/QĐ chính thức đổi tên phòng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 1/1/1991. Giai đoạn này, BIDV Sơn La đã chủ động trong việc áp dụng đa dạng hoá các hình thức, biện pháp huy động vốn và dành được nhiều nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Ngày 01/5/2012 Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam có quyết định số 30/QĐ-HĐQT chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn La trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam từ 01/6/2012.
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển với nhiều tên gọi và chức năng nhiệm vụ khác nhau, đến nay BIDV đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Cùng với sự lớn mạnh của BIDV Việt Nam, gần 60 năm qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sơn La (BIDV Sơn La) đã từng bước khẳng định vị trí, vai trò trong thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước về tài chính tiền tệ, đóng góp một phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cũng như xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cũng như BIDV Việt Nam, BIDV Sơn La trải qua nhiều giai đoạn, thời kỳ phát triển khác nhau. Từ năm 1957 đến tháng 9/1976 về bộ máy tổ chức là một phòng nghiệp vụ thuộc Ty Tài chính tỉnh Sơn La, với tên gọi phòng cấp phát xây dựng cơ bản biên chế có 6 cán bộ trình độ trung cấp. Đến năm 1976 Chi hàng kiến thiết tỉnh Sơn La được thành lập theo nghị quyết số 198/NQ-TU ngày 16/9/1976 của Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La. Đây là thời kỳ phục hồi kinh tế sau chiến tranh, Chi hàng Kiến thiết đã có những đóng góp quan trọng trong việc quản lý vốn cấp phát kiến thiết cơ bản, hạ thấp giá thành công trình, thực hiện tiết kiệm, tích luỹ vốn cho Nhà nước. Năm 1981 theo thông báo số 505/TB-NHNN ngày 18/8/1981 của Ngân hàng Nhà nước Việt nam, tiếp nhận Ngân hàng kiến thiết từ Chi hàng Kiến thiết được gọi là Ngân hàng Kiến thiết và trực thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Từ tháng 3/1982 đến tháng 7/1988 từ Ngân hàng kiến thiết chuyển thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và xây dựng tỉnh Sơn La. Việc chuyển đổi này có ý nghĩa quan trọng trong cải tiến các phương pháp cung ứng và quản lý vốn đầu tư cơ bản, nâng cao vai trò tín dụng phù hợp với khối lượng vốn đầu tư cơ bản tăng lên và nhu cầu xây dựng phát triển rộng rãi. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và xây dựng tỉnh Sơn La đã thực hiện tốt nhiệm vụ cấp phát và tín dụng đầu tư cơ bản; quan hệ tín dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản được mở rộng, vai trò tín dụng được nâng cao. Từ tháng 8/1988 đến tháng 5/1990 là phòng cấp phát cho vay vốn xây dựng cơ bản thuộc Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Sơn La. Từ tháng 6/1990 đến tháng 12/1990 là phòng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La. Trong khoảng thời gian từ 1981-1990, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Sơn La đã vượt qua khó khăn, tiếp tục khẳng định để đứng vững và phát triển, từng bước trở thành một trong các ngân hàng chuyên doanh hàng đầu trong nền kinh tế. Ngày 26/11/1990 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký quyết định số 105 Nh/QĐ chính thức đổi tên phòng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Sơn La trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 1/1/1991. Giai đoạn này, BIDV Sơn La đã chủ động trong việc áp dụng đa dạng hoá các hình thức, biện pháp huy động vốn và dành được nhiều nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Ngày 01/5/2012 Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam có quyết định số 30/QĐ-HĐQT chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn La trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam từ 01/6/2012.
03/12/2024 03/12/2024 Michael Kitces 0 Bình luận
Với mức lương 7 triệu đồng/tháng, khả năng vay vốn tại Agribank và BIDV sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tỷ lệ thu nhập dành cho trả nợ, loại hình vay (vay tín chấp hoặc vay thế chấp), thời hạn vay, và lãi suất áp dụng. Thông thường, ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng tối đa 40% – 50% thu nhập để trả nợ hàng tháng.
Dưới đây là các mức vay tham khảo dựa trên thu nhập và thời hạn vay:
Giả sử bạn dành tối đa 50% lương (3,5 triệu đồng/tháng) để trả nợ và vay thế chấp, dưới đây là các mức vay tham khảo:
Với mức lương 7 triệu đồng/tháng, bạn có thể vay từ 70 triệu đồng (vay tín chấp) đến 300 triệu đồng (vay thế chấp) tại Ngân hàng Agribank hoặc BIDV, tùy thuộc vào thời hạn và loại hình vay. Để tối ưu hóa khoản vay, nên lựa chọn thời hạn vay và hình thức phù hợp với khả năng tài chính. Hãy liên hệ trực tiếp với chi nhánh ngân hàng để được tư vấn chi tiết và chính xác nhất.
Chi nhánh, phòng giao dịch BIDV tại Sơn La
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có mạng lưới Chi nhánh/Phòng giao dịch rộng khắp trên cả nước. Hiện nay, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có tổng cộng hơn 9 Chi nhánh/PGD đặt tại Sơn La. Trong đó nhiều nhất phải kể đến H. Mai Sơn - 2 Chi nhánh/PGD, H. Mộc Châu - 2 Chi nhánh/PGD, TP. Sơn La - 2 Chi nhánh/PGD, ... và nhiều quận, huyện khác.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa công bố thông tin phát hành cổ phiếu để trả cổ tức.
Theo đó, Hội đồng quản trị (HĐQT) BIDV đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, trích lập các quỹ năm 2021.
Số vốn điều lệ dự kiến tăng thêm là hơn 6.400 tỉ đồng, nâng tổng mức vốn điều lệ của BIDV sau khi phát hành cổ phiếu là hơn 57.000 tỉ đồng, tăng 12,69% so với trước khi phát hành.
Cổ phiếu phát hành thêm là cổ phiếu phổ thông, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành tối đa hơn 641,92 triệu cổ phiếu. Đối tượng phát hành là các cổ đông hiện hữu có tên trong danh sách cổ đông của BIDV tại thời điểm chốt quyền được nhận cổ tức bằng cổ phiếu theo phương án điều lệ đã được đại hội đồng cổ đông và HĐQT thông qua, cũng như theo quy định của pháp luật.
Về giá cổ phiếu, kết thúc phiên giao dịch ngày 12-10, cổ phiếu BIDV được giao dịch ở mức 42.150 đồng
Về cơ cấu cổ đông và tỉ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông có tỉ lệ sở hữu từ 5% trở lên, Ngân hàng Nhà nước đang sở hữu 80,99% vốn điều lệ và dự kiến sẽ nhận thêm gần 520 triệu cổ phiếu từ đợt phát hành này. Như vậy, tổng số cổ phần dự kiến sau phát hành của Ngân hàng Nhà nước là hơn 4,61 tỉ cổ phiếu.
Cổ đông KEB Hana Bank của Hàn Quốc dự kiến nhận thêm hơn 96 triệu cổ phiếu từ đợt phát hành này khi đang có tỉ lệ sở hữu cổ phần tại BIDV là 15%.
Vốn điều lệ tăng thêm dự kiến sẽ được dùng toàn bộ để bổ sung vốn kinh doanh, được phân bổ sử dụng vào các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của BIDV với cơ cấu hợp lý và bảo đảm sử dụng vốn có hiệu quả.
Trong đó, BIDV sẽ tập trung cơ cấu danh mục tín dụng, cho vay vốn đối với các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, an toàn, có phương án/dự án kinh doanh khả thi, ưu tiên doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp FDI có tiềm năng phát triển; đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng xanh, tín dụng bán lẻ…