Nhiều năm trở lại đây, Quan hệ công chúng là ngành học "hot" nhận được nhiều quan tâm từ học sinh và phụ huynh. Tại các trường đào tạo ngành này, điểm chuẩn luôn ở top đầu của mùa tuyển sinh.
Nhiều năm trở lại đây, Quan hệ công chúng là ngành học "hot" nhận được nhiều quan tâm từ học sinh và phụ huynh. Tại các trường đào tạo ngành này, điểm chuẩn luôn ở top đầu của mùa tuyển sinh.
Năm 2024, Quan hệ công chúng là ngành có điểm chuẩn cao nhất tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) với mức điểm lên đến 28,18.
Đối với trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ngành Quan hệ công chúng có vị trí "thủ khoa" đầu vào với 37,7 điểm/ thang 40 điểm, trung bình hơn 9,4 điểm/môn.
Tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, ngành này có điểm đầu vào là 29,1 điểm, trung bình đến 9,7 điểm/môn.
Cơ hội việc làm rộng mở, thu nhập "khủng"
Là ngành học "hot", điểm đầu vào cao, cạnh tranh lớn, sinh viên học Quan hệ công chúng có nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường. Không chỉ riêng các công ty PR, các tập đoàn, doanh nghiệp trên khắp cả nước đều có chủ trương đầu tư vào bộ phận PR nhằm phục vụ nhu cầu cho chính doanh nghiệp của mình, nâng cao hình ảnh, chất lượng của đơn vị.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quan hệ công chúng có thể làm việc tại đa dạng vị trí như Chuyên viên PR, chuyên viên xã hội, chuyên viên nghiên cứu và tư vấn quan hệ công chúng, người nghiên cứu và giảng dạy về PR...
Ngành Quan hệ công chúng (PR - Public Relations) là lĩnh vực chuyên về quản lý và duy trì hình ảnh, danh tiếng của tổ chức, cá nhân hay thương hiệu trong mắt công chúng. Ngành tập trung vào việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa tổ chức và các nhóm đối tượng mà nó quan tâm, chẳng hạn như khách hàng, đối tác, nhà báo, cộng đồng và các bên liên quan khác.
Các hoạt động chính trong ngành Quan hệ công chúng bao gồm:
Giao tiếp với truyền thông: Tạo và duy trì mối quan hệ với các cơ quan báo chí và truyền thông, viết và phát hành thông cáo báo chí, tổ chức họp báo.
Quản lý khủng hoảng: Xử lý các tình huống khủng hoảng có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của tổ chức, bao gồm việc đưa ra các thông điệp và chiến lược để giảm thiểu tác động tiêu cực.
Xây dựng và duy trì hình ảnh: Phát triển các chiến lược và chiến dịch nhằm xây dựng hình ảnh tích cực cho tổ chức hoặc cá nhân, và giữ cho hình ảnh đó được duy trì ổn định.
Tổ chức sự kiện: Lên kế hoạch và tổ chức các sự kiện nhằm thúc đẩy hình ảnh và uy tín của tổ chức.
Nghiên cứu và phân tích: Theo dõi và phân tích dư luận, các xu hướng truyền thông và phản hồi của công chúng để điều chỉnh chiến lược PR cho phù hợp.
Quản lý nội dung: Sản xuất và phân phối các nội dung truyền thông như bài viết, blog, video để truyền tải thông điệp của tổ chức đến công chúng.
Ngành này đòi hỏi đòi hỏi kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng phân tích, sáng tạo và khả năng xử lý tình huống khủng hoảng. Những người làm trong lĩnh vực này cần có khả năng xây dựng mối quan hệ, lập kế hoạch chiến lược và làm việc hiệu quả dưới áp lực cao.
Sinh viên Quản trị kinh doanh khi ra trường là có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau trong doanh nghiệp, từ quản trị nhân sự, quản lý tài chính, logistics… đến chăm sóc khách hàng, truyền thông, marketing... và thậm trí còn có thể vươn mình thành những startup kỳ lân trong tương lai.
Quản trị kinh doanh chưa bao giờ mất đi sức hút đặc biệt là trong thời đại trỗi dậy của hàng loạt doanh nghiệp ra đời và nhu cầu về nhân lực quản trị ngày một tăng cao. Trong năm vừa qua, Việt Nam có thêm gần 132.000 doanh nghiệp, nhu cầu tất yếu về quản trị kinh doanh không hề giảm nhiệt. Trong dòng xu hướng hội nhập quốc tế, với khả năng linh hoạt, tính năng động, sáng tạo và bản lĩnh, nhân sự ngành Quản trị kinh doanh hoàn toàn có thể thử thách mình với môi trường làm việc quốc tế chuyên nghiệp và đầy tính cạnh tranh, đãi ngộ hấp dẫn từ các tập đoàn, doanh nghiệp của nước ngoài.
Với độ hot của Quản trị kinh doanh, điểm đầu vào của ngành này cũng luôn luôn "on top". Được thành lập từ 1956, qua gần 65 năm hình thành và phát triển, NEU đào tạo hàng chục nghìn cán bộ, lãnh đạo trong doanh nghiệp, tập đoàn và cơ quan Nhà nước.
Bên cạnh bề dày giảng dạy lâu đời, Quản trị kinh doanh ở NEU còn là một ngành thu hút nhiều sinh viên năng động, tài năng. Tạo môi trường cho sinh viên học tập, vui chơi, trải nghiệm, rèn luyện các kỹ năng cần thiết thông qua các hoạt động của Liên Chi Đoàn, Câu lạc bộ,...
Điểm chuẩn những năm gần đây chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Nhắc đến Quản trị kinh doanh, người ta thường nói về nó là ngành dành cho người làm sếp nhưng mọi người có lẽ chưa biết Quản trị kinh doanh còn có nhiều ứng dụng hay ho và thú vị trong các công việc khác. Quản trị kinh doanh là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp bằng quá trình tư duy và quyết định của nhà quản lý. Ngành Quản trị kinh doanh là một ngành học thuộc lĩnh vực kinh doanh, nghiên cứu quá trình quản lý một doanh nghiệp hoặc tổ chức.
Theo Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, hiện nay ngành này cần ít nhất 70.000 lao động. Đây là cơ hội lớn cho những sinh viên tốt nghiệp ngành Quan hệ công chúng.
Về thu nhập, tùy vào từng đơn vị, doanh nghiệp, vị trí, chức vụ, quy mô của công ty mà có mức lương khác nhau. Tuy nhiên, theo thông tin từ các website tuyển dụng trực tuyến, mức lương trung bình của một chuyên viên PR có khởi điểm từ 7 – 15 triệu đồng/tháng. Với vị trí chuyên viên có 3 năm kinh nghiệm trở lên, mức lương sẽ khoảng 20 triệu đồng. Còn các vị trí quản lý cấp cao có kinh nghiệm và thâm niên hơn sẽ có thu nhập lên tới 50 triệu đồng.