Cách Xem Số Tiền Bảo Hiểm Xã Hội

Cách Xem Số Tiền Bảo Hiểm Xã Hội

%PDF-1.5 %µµµµ 1 0 obj <>>> endobj 2 0 obj <> endobj 3 0 obj <

%PDF-1.5 %µµµµ 1 0 obj <>>> endobj 2 0 obj <> endobj 3 0 obj <

Mã số bảo hiểm xã hội là gì?

Từ 2016, cơ quan BHXH Việt Nam đã phối hợp với các UBND xã/phường/thị trấn tại các tỉnh/thành phố trên cả nước tiến hành thu thập thông tin cá nhân của người dân trên địa bàn nơi trú và căn cứ theo dữ liệu của cơ quan BHXH để cấp mã số bảo hiểm xã hội cho người dân.

Ngày 14/4/2017 BHXH Việt Nam chính thức ban hành Quyết định 595/QĐ-BHXH. Theo đó căn cứ tại khoản 2.13 Điều 2, Luật này quy định:

Mã số bảo hiểm xã hội là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ bảo hiểm xã hội , thẻ bảo hiểm y tế.

Như vậy, mỗi cá nhân khi tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được cấp một mã số BHXH là một dãy 10 số duy nhất.

Cách kiểm tra mã số bảo hiểm xã hội trên hệ thống BHXH Việt Nam

Như đã nói ở trên cụm từ “Số sổ” Bảo hiểm xã hội được thay bằng “Mã số” và mã số BHXH này là mã định danh duy nhất được cấp cho một cá nhân ghi nhận quá trình tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và các chế độ, chính sách được hưởng trọn đời.

a) Mã số BHXH bao gồm 10 ký tự bằng số

b) Mã số BHXH được kết nối với dữ liệu hộ gia đình

c) Người tham gia đã có sổ BHXH thì được bảo lưu số sổ BHXH làm mã số BHXH.

d) Mã số BHXH được thể hiện trên Sổ BHXH và Thẻ BHYT

Đặc điểm của mã số bảo hiểm xã hội

Mã số bảo hiểm xã hội sẽ gồm một số đặc điểm sau:

Là một dãy số gồm 10 chữ số. Ví dụ: 0118000001

Là mã định danh cá nhân của người tham gia BHXH

Được in trên bìa sổ BHXH của người lao động

Hiện nay, mã số BHXH được dùng chủ yếu để giúp người tham gia đóng BHXH:

Xác định/định danh người tham gia BHXH trên hệ thống BHXH Việt Nam.

Tra cứu thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Dùng đăng ký tài khoản bảo hiểm xã hội để đăng nhập cổng dịch vụ công bảo hiểm xã hội việt Nam/ ứng dụng BHXH số VssID

Mã số bảo hiểm xã hội có là số sổ bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo Công văn 3340/BHXH-ST năm 2017 về việc cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế theo mã số bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành, quy định chi tiết về mã số BHXH và số sổ BHXH như sau:

Ví dụ: bìa và tờ rời sổ BHXH trước đây in “Số sổ: 0118000001”, nay được in là “Mã số: 0118000001”

Như vậy, theo mẫu sổ BHXH mới sẽ thay thế cụm từ "Số sổ:" in trên bìa và tờ rời của sổ BHXH bằng cụm từ “Mã số:”

Về bản chất thì 10 chữ số được in trên sổ BHXH vừa là số sổ, vừa là mã số BHXH của cá nhân đó.

Để không bỏ lỡ các quyền lợi được hưởng do bị mất việc làm hay nghỉ việc, người lao động cần liên hệ với doanh nghiệp để nhận lại 2 loại hồ sơ, giấy tờ sau.

1. Giấy tờ chứng minh chấm dứt hợp đồng lao động

Đây là giấy tờ quan trọng chứng minh cho việc chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nếu không có giấy tờ này, người lao động sẽ không thể làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi nghỉ làm.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP, giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động có thể là một trong các loại giấy tờ sau đây:

- Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

- Quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

- Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động.

- Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao động và doanh nghiệp.

- Giấy xác nhận của doanh nghiệp về việc chấm dứt hợp đồng lao động với các thông tin về người lao động, loại hợp đồng lao động đã ký, lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động…

Do vậy, khi tiến hành thanh lý hợp đồng lao động với phía doanh nghiệp, người lao động cần yêu cầu họ cung cấp thêm giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng.

Nếu doanh nghiệp cố tình không chịu cung cấp giấy tờ chứng minh chấm dứt hợp đồng lao động, gây ảnh hưởng đến việc hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động có thể tiến hành thủ tục khiếu nại theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP.

Theo đó, người lao động phải thực hiện khiếu nại lần đầu đến người sử dụng lao động. Nếu người sử dụng lao động không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì người lao động có thể khiếu nại lần hai đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để đòi lại quyền lợi.

2. Sổ bảo hiểm xã hội sau khi đã chốt thời gian đóng

Hiện nay, khi đi làm và có tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), mỗi người lao động sẽ được cấp 1 cuốn sổ BHXH để ghi nhận quá trình đóng và hưởng bảo hiểm của mình.

Theo Điều 18 Luật BHXH năm 2014, sổ này sẽ được cấp và giao cho người lao động tự quản lý nhưng trên thực tế thường do người sử dụng lao động giữ để tiện làm các thủ tục hưởng chế độ.

Khi nghỉ việc, người lao động phải nhớ lấy lại sổ BHXH để có thể hoàn thiện đủ giấy tờ làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và tiền BHXH một lần.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trước khi nhận sổ BHXH, mọi người cần xác nhận lại xem doanh nghiệp đã chốt thời gian đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp với cơ quan BHXH hay chưa. Nếu sổ BHXH chưa chốt, cơ quan BHXH sẽ không giải quyết chế độ cho người lao động.

Điểm a khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, khi hợp đồng lao động chấm dứt, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.

Trường hợp không chốt sổ BHXH cho người lao động thì tùy vào số lượng người lao động bị vi phạm, người sử dụng lao động có thể bị phạt từ 1 - 20 triệu đồng. Đặc biệt, ngay cả khi đã chốt sổ BHXH theo quy định nhưng cố tình không trả lại cho người lao động, người sử dụng lao động cũng sẽ bị phạt.

Theo khoản 4 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, với mỗi người lao động không được trả sổ BHXH sau khi nghỉ việc, người sử dụng lao động sẽ bị phạt từ 1 - 4 triệu đồng nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.

Vì vậy, nếu doanh nghiệp cố tình không chốt và trả lại sổ BHXH thì người lao động hoàn toàn có thể tố cáo hành vi vi phạm này đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP.

Cách kiểm tra mã số BHXH trên hệ thống BHXH Việt Nam

Bảo hiểm Xã Hội Việt Nam có thay đổi cách hướng dẫn cách tra số bảo hiểm xã hội. Và để tra cứu mã số BHXH người dùng thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam

Người lao động truy cập vào Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam TẠI ĐÂY và chọn chức năng "Tra cứu trực tuyến" trên website:

Hướng dẫn tra mã số BHXH trên website baohiemxagoi.gov.vn

Sau đó, người lao động tích chọn “Tra cứu mã số BHXH”

Bước 2: Thực hiện tra cứu mã số BHXH

Điền thông tin tra cứu mã số BHXH

Người lao động điền đầy đủ các thông tin của mình vào các trường có (*) như sau:

Tỉnh/TP:  Căn cứ vào địa chỉ đơn vị đóng BHXH

Họ tên: Bạn có thể lựa chọn viết tên Có dấu/Không dấu

Ngày sinh (ghi đủ cả ngày tháng năm sinh)/ Năm sinh (chỉ cần điền năm sinh)

Nhấn chọn “Không phải người máy” để xác thực mã Capcha tự động

Người lao động điền đủ 3 thông tin trên thì người lao động nhấn “Tra cứu” khi đó cơ quan BHXH sẽ trả về cho người lao động kết quả về các thông tin sau:

Nhận kết quả trả về từ cơ quan BHXH

Mã số BHXH: Dãy 10 số của người tham gia BHXH là duy nhất và riêng biệt.

Họ và tên: Thông tin cá nhân đã đăng ký với cơ quan BHXH

Giới tính: Thông tin cá nhân đã đăng ký với cơ quan BHXH

Ngày sinh: Thông tin cá nhân đã đăng ký với cơ quan BHXH

Mã hộ BHXH: Mã số BHXH hộ gia đình

Địa chỉ: Địa chỉ cư trú của người tham gia

Như vậy là bạn đã hoàn tất việc kiểm tra mã số BHXH của cá nhân mình ghi nhận trên hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Trong bài viết trên đây bảo hiểm xã hội điện tử eBH đã gửi đến bạn đọc những thông tin mới nhất về mã số bảo hiểm xã hội, đặc điểm và cách để kiểm tra mã số BHXH trên hệ thống. Mong rằng những chia sẻ trên có thể mang lại cho bạn những thông tin hữu ích nhất.

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Số 54A Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 19006083 | Email: [email protected]

Bản quyền © 2022 thuộc về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)