Nhà báo Đặng Diễm Quỳnh sẽ chính thức làm Giám đốc Trung tâm Sản xuất phim truyền hình từ ngày 1/10 tới, thay đạo diễn Đỗ Thanh Hải.
Nhà báo Đặng Diễm Quỳnh sẽ chính thức làm Giám đốc Trung tâm Sản xuất phim truyền hình từ ngày 1/10 tới, thay đạo diễn Đỗ Thanh Hải.
Cách tính điểm ưu tiên mới trong tuyển sinh đại học năm 2023
Thông tin trên báo Chính Phủ, trước đó, tại Hội nghị tuyển sinh năm 2023 tổ chức sáng 3/3, đại diện Bộ GD&ĐT đã chia sẻ chi tiết cách tính điểm ưu tiên mới trong tuyển sinh đại học năm nay.
Cụ thể, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) sẽ giảm dần (công thức tính mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [(30 - tổng điểm đạt được của thí sinh)/7,5] x tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường).
Như vậy, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên sẽ bắt đầu giảm dần đến 0 khi thí sinh đạt tổng 30 điểm/3 môn.
Với công thức trên, 1 học sinh khu vực 1 thi đạt 22,5 trở xuống thì được cộng 0,75 điểm ưu tiên khu vực. Nhưng cũng thí sinh đó đạt 27 điểm thì điểm ưu tiên chỉ còn 0,3; nếu đạt 29 điểm chỉ còn 0,1 điểm ưu tiên khu vực.
Trước khi đưa ra điều chỉnh này, Bộ GD&ĐT đã thống kê điểm thi tốt nghiệp THPT của vài năm qua, nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên (chiếm 25% tổng số thí sinh tốt nghiệp) luôn có phổ điểm tổng 3 môn cao hơn hẳn so với các nhóm thí sinh còn lại (nhóm được cộng điểm ưu tiên ở các mức độ khác nhau).
Sau khi cộng điểm ưu tiên theo quy định trước đây, tỉ lệ thí sinh có tổng điểm 3 môn dưới 22,5 điểm của nhóm đã cộng điểm ưu tiên tiệm cận với nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên. Điều này chứng tỏ việc cộng điểm ưu tiên đã tạo sự công bằng, gia tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho những nhóm thí sinh có điều kiện khó khăn hơn.
Theo Bộ GD&ĐT, từ năm 2023, thí sinh chỉ được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và 1 năm kế tiếp. Như vậy, nếu thí sinh tham gia xét tuyển đại học từ năm thứ 3 trở đi sau khi tốt nghiệp THPT thì sẽ không được cộng điểm ưu tiên khu vực.
Việc áp dụng này không chỉ đối với thí sinh sử dụng phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, mà còn với tất cả các phương thức xét tuyển khác; các trường khi tính điểm ưu tiên cho thí sinh để xét tuyển cần phải quy đổi ra thang điểm tương đương để xác định mức điểm ưu tiên phù hợp.
Năm 2023, các trường sẽ phân tích, thống kê kết quả của các phương thức xét tuyển; đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo phương thức xét tuyển; loại bỏ các phương thức không hiệu quả; có phương án xét tuyển để đảm bảo công bằng giữa các phương thức; phải đưa đúng, đủ, chính xác thông tin thí sinh trúng tuyển sớm theo quy định; nghiên cứu sử dụng kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT làm điều kiện sơ tuyển.
Để hạn chế nhầm lẫn, sai sót của thí sinh về khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên và vấn đề thí sinh tự do, các sở GD&ĐT, các trường THPT tăng cường truyền thông, hướng dẫn thí sinh.
Thí sinh nộp minh chứng về đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên tại thời điểm đăng ký dự thi, điểm tiếp nhận chịu trách nhiệm về kết quả rà soát, xác nhận ưu tiên cho thí sinh, áp dụng điểm ưu tiên.
Chi tiết lịch công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2023
Theo kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng mầm non 2023 của Bộ GD&ĐT: Năm 2023, Bộ GD&ĐT giữ ổn định công tác tuyển sinh đại học như năm trước.Thông tin trên Vietnamnet, Bộ GD&ĐT cho biết sẽ công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023 vào 8h ngày 18/7.
Các đơn vị đăng ký dự thi thu nhận đơn phúc khảo và lập danh sách phúc khảo từ ngày 18/7 đến hết ngày 27/7, tổ chức phúc khảo bài thi (nếu có) chậm nhất ngày 5/8; xét công nhận tốt nghiệp THPT sau phúc khảo hoàn thành chậm nhất ngày 12/8.
Đối với những thí sinh xét tuyển đại học, bắt đầu từ ngày 10-30/7, thí sinh đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển không giới hạn trên hệ thống của Bộ GD&ĐT. Thí sinh có 7 ngày để nộp lệ phí xét tuyển, từ 31/7 đến ngày 6/8/2023.
Thí sinh sẽ nhận kết quả (điểm chuẩn) ngày 22/8 và xác nhận nhập học đợt 1 trước 17h ngày 6/9/2023.
Riêng khối ngành đào tạo sức khỏe, giáo viên, Bộ GD&ĐT sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào hôm 25/7/2023. Từ đó, các trường đào tạo ngành này đưa ra mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển
Như vậy, thời gian đăng ký nguyện vọng xét tuyển năm nay chỉ có 20 ngày, trong khi năm 2022 là một tháng. Thời gian thí sinh biết điểm chuẩn và nhập học cũng sớm hơn 3 tuần so với mốc 17/9 và 30/9 của năm ngoái.
Năm nay, có 1.024.063 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Trong đó, số thí sinh đăng ký trực tuyến là 968.160, chiếm 94,42%; số thí sinh đăng ký trực tiếp là 57.104, chiếm 5,58%. Tổng số thí sinh chỉ xét tốt nghiệp là 47.769, chiếm 4.66%. Tổng số thí sinh chỉ xét tuyển sinh là 34.155, chiếm 3.33%. Tổng số thí sinh đăng ký bài thi Khoa học Tự nhiên là 323.187, chiếm 31,52%. Tổng số thí sinh đăng ký bài thi Khoa học Xã hội là 566.921, chiếm 55,30%.
Tổng số thí sinh dự thi là 1.012.398 đạt tỉ lệ 98,86% so với tổng số thí sinh đăng ký dự thi; trong đó, môn Ngữ văn: 99,65 %; Toán: 99,63%; Khoa học Tự nhiên: 99.72%; Khoa học Xã hội: 99,62%; Ngoại ngữ: 99.61%;
Bộ Tài chính đã lập kế hoạch giám sát tài chính năm 2023 đối với các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Bộ Tài chính làm đại diện chủ sở hữu, trong đó có Công ty TNHH Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott
Cụ thể, các đối tượng giám sát gồm: Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC); Công ty TNHH Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott); Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam (VNX); Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC); Tập đoàn Bảo Việt (BVH).
Phương thức giám sát là giám sát trực tiếp (kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp) và giám sát gián tiếp (theo dõi và kiểm tra tình hình của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính, thống kê và báo cáo khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan đại diện chủ sở hữu).
Trong đó, nội dung giám sát đối với Vietlott được thực hiện theo phương thức giám sát gián tiếp, gồm các nội dung:
Thứ nhất, giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Thứ hai, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Trong đó, có hoạt động đầu tư vốn đối với các dự án đầu tư; hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp; tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động, phát hành trái phiếu; tình hình quản lý tài sản, quản lý nợ tại doanh nghiệp, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu; tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
Thứ ba, giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, giám sát việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh; giám sát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Thứ tư, giám sát việc chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Thứ năm, giám sát việc cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, cơ cấu lại vốn của doanh nghiệp đầu tư tại công ty con, công ty liên kết.
Thứ sáu, giám sát việc thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của Bộ Luật lao động.
Báo cáo tài chính năm 2022 của Vietlott cho thấy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh đạt 4.958 tỷ đồng so với con số 4.063 tỷ đồng của năm 2021. Với doanh thu chưa có thuế xổ số tự chọn số điện toán đã mở thưởng là 4.958 tỷ đồng, tương đương mỗi ngày Vietlott thu về 13,5 tỷ đồng từ bán vé.
Giá vốn hàng bán tăng theo dẫn đến lợi nhuận gộp còn 283 tỷ đồng tăng 73 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh, chi phí tài chính cũng ghi nhận 42 tỷ đồng trong khi năm ngoái không có khoản nào, dẫn tới Vietlott báo lãi thuần 251 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các khoản thuế phí, lãi sau thuế của Vietlott là 208 tỷ đồng tăng mạnh hơn 30% so với kết quả của năm 2021.
Năm 2022, Vietlott chi 3.430 tỷ đồng trả thưởng, tăng mạnh so với năm 2021 và chi hơn 500 tỷ đồng trả hoa hồng đại lý xổ số tự chọn số điện toán.
Tổng cộng tài sản của Vietlott tính đến cuối năm 2022 là 1.166 tỷ đồng, giảm hơn 200 tỷ đồng so với con số đầu năm. Vốn chủ sở hữu giảm từ 544 tỷ đồng về còn 521 tỷ đồng.
Mặc dù sở hữu lượng vốn lớn, song Vietlott không đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết nào. Doanh nghiệp nhà nước này hiện đang có 700 tỷ đồng tiền mặt gửi tại các Ngân hàng để lấy lãi.
Ở bảng lưu chuyển tiền tệ cho thấy, Vietlott đang âm dòng tiền kinh doanh 5,6 tỷ đồng trong khi năm ngoái con số này dương 360 tỷ đồng. Chủ yếu do thay đổi các khoản phải thu, các khoản phải trả. Dòng tiền kinh doanh được xem là mạch máu của doanh nghiệp, mặc dù ghi nhận lãi tăng mạnh nhưng Vietlott lại đang cạn kiền dòng tiền.
Về lương thưởng cho lãnh đạo, năm 2022, Vietlott chi 3,7 tỷ đồng tiền lương thưởng cho ban lãnh đạo doanh nghiệp. Hiện, Ban lãnh đạo doanh nghiệp gồm 6 người: ông Lê Văn Hoan - Chủ tịch Công ty; ông Nguyễn Thanh Đạm - Tổng giám đốc; ông Phạm Quang Huy, ông Võ Quang Vinh, ông Phạm Ngọc Tú và ông Đào Đình Thi đều là Phó Tổng giám đốc. Ngoài ra, còn có một Kế toán trưởng.
Như vậy, với 7 lãnh đạo như trên, trung bình mỗi sếp Vietlott thu về 528 triệu đồng trong năm 2022 tương đương trung bình mỗi lãnh đạo nhận về 44 triệu đồng một tháng. Con số này tương đương với mức nhận được của năm 2021 là 45 triệu đồng/lãnh đạo/tháng.
Đúng 8h sáng 18/7, thí sinh trên cả nước có thể tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 theo số báo danh.