Sau khi nhiều người dùng phàn nàn rằng họ cảm thấy hệ thống đặt hàng quá chậm trên hệ thống vì những lý do đã đưa ở bài viết trước, thì Sếp gọi anh lập trình viên vào và hỏi. Này anh, hệ thống chúng ta có sự chậm trễ và có thể chúng ta tuột mất cơ hội vươn lên mạnh mẽ trong thời gian tới. Anh có suy nghĩ gì cho việc này? Nhưng bạn ơi, bạn phải quay lại bài viết trước để hiểu vấn đề và vì sao lại có phần này.
Sau khi nhiều người dùng phàn nàn rằng họ cảm thấy hệ thống đặt hàng quá chậm trên hệ thống vì những lý do đã đưa ở bài viết trước, thì Sếp gọi anh lập trình viên vào và hỏi. Này anh, hệ thống chúng ta có sự chậm trễ và có thể chúng ta tuột mất cơ hội vươn lên mạnh mẽ trong thời gian tới. Anh có suy nghĩ gì cho việc này? Nhưng bạn ơi, bạn phải quay lại bài viết trước để hiểu vấn đề và vì sao lại có phần này.
Quả thật nếu để như vậy thì hệ thống đặt hàng quá chậm, nhưng anh ấy nhận thấy rằng quá trình trên thực sự có thể được thực hiện lập trình theo kiểu không đồng bộ. Hay còn gọi là lập trình không đồng bộ. Nghĩa là Sau khi bạn đặt hàng và thanh toán thành công, tôi có thể xác minh phiếu giảm giá và tăng hoặc giảm điểm cùng một lúc và đồng thời hệ thống cũng có thể gửi Email tại thời điểm đó mà không trễ hơn chút nào. Chính vì suy nghĩ đó bắt tay vào công việc.
Và quy trình nó là thế này, hiệu quả hơn quy trình đặt hàng trước kia. Nhớ xem lại bài trước kia, để hiểu rõ hơn.
Nhưng chúng tôi không thể triển khai quy trình này một cách thủ công và chắc chắn có một công nghệ gì đó sẽ giúp chúng tôi mà đến giờ vẫn chưa biết. Tiếp tục tìm... Bạn ơi đừng lo lắng, đã có một công nghệ từ lâu nhưng vẫn có nhiều bạn vẫn chưa thực sự hiểu về diều này. Đó là Tin nhắn hàng đợi hay còn gọi là message queue.
Đừng vội hiểu ý nghĩa của nó là gì? Chúng ta hãy xem nếu sử dụng message queue thì nó giúp chúng ta giải quyết được bài toán trên như thế nào? Hãy cùng xem mô hình tiếp theo khi chúng tôi thêm một quy trình không đồng bộ vào quy trình đặt hàng. Hãy xem.
Sau khi một người đặt hàng thì mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản như thời kỳ trước mới thành lập. Và nhiệm vụ còn lại của bạn sẽ thông báo cho hệ thống khác rằng có những nhiệm vụ cần làm, và bạn sẽ đẩy những nhiệm vụ đó và một hàng đợi. Và nhiệm vụ của hệ thống này có nhiệm vụ nhận được thông tin từ bạn sẽ giải quyết một các độc lập mà không hề làm ảnh hưởng tới khác hàng của bạn đang đặt hàng.
Có thể nói nhìn vào hình ảnh quy trình thì bạn có thể hình dung được câu chuyện hơn những gì tôi nói ở dây. Nếu bạn nào thật sự hiểu thì liên tưởng đến "Giao dịch phân tán". Giao dịch phân tán rất phổ biến ở các công ty Internet và tôi sẽ không giới thiệu dài dòng về chúng ở đây. Tôi sẽ nói về chúng sau.
Này, ai đã từng đọc những bài tôi viết trước đây đều biết rằng, điều tôi thường nói rằng công nghệ là con dao hai lưỡi! Bạn hãy biết thực tế rằng, hệ thống đang trơn tru và vì một vấn đề nào đó bạn lại triển khai thêm một hệ thống trung gian thì hãy cẩn thận. Ban đầu là một hệ thống khá đơn giản, bạn có thể viết mã một cách tùy tiện, nhưng bây giờ bạn cắm một phần mềm trung gian vào hệ thống đó. Rồi bao nhiêu vấn đề phát sinh, bạn phải control được nó. Nhưng không có nó, bạn sẽ bị out ra khỏi hệ thống. Nhớ nhé!
Giờ chúng ta có thể nói đến định nghĩa message queue là gì? Trích ở bài post của https://lcdung.top/message-queue-la-gi/
Message Queue nôm na là Queue (hàng đợi), chứa Message (Tin nhắn) như hộp thư 😀 Và nó cho phép các thành phần/service trong một hệ thống (hoặc nhiều hệ thống), trao đổi thông tin cho nhau. Ý nghĩa của queue (hàng đợi) là nó thực hiện việc lấy message theo cơ chế vào trước thì ra trước ( First In First Out ).
Một hệ thống Message Queue thường có những thành phần sau:
Và quan trong hơn và tin vui đến với các bạn đó là hiện nay có rất nhiều Message queue được dùng hiện nay như:
Và trong này thì tôi thường sử dụng RabbitMQ. Và hãy cho tôi nói về RabbitMQ một chút!
RabbitMQ là một phần mềm trung gian nhắn tin mã nguồn mở được phát triển bằng ngôn ngữ Erlang để triển khai AMQP (Giao thức xếp hàng tin nhắn nâng cao). Trước hết, chúng ta phải biết một số đặc điểm của RabbitMQ, có thể tìm thấy trên trang web chính thức.
Và phần mềm trung gian này thực sự ổn, nhưng ngôn ngữ phát triển của nội dung này thực sự là erlang . Tôi dám khẳng định rằng hầu hết các kỹ sư chắc chắn sẽ không cố tình học ngôn ngữ cho phần mềm trung gian. Chi phí phát triển và bảo trì nằm ngoài sức tưởng tượng của bạn., Phải mất nhiều thời gian để kiểm tra xem có vấn đề gì không. Nhưng nó thật sự là ổn.
Tiếp theo tôi sẽ làm một demo nho nhỏ giúp các bạn thực sự hiểu hơn nhé... Lại là chờ tiếp há há.Bài viết trước: Hệ thống chậm, tôi chuẩn bị thất nghiệm thế nào?
Thị trường chứng khoán ngày một sôi động, bất động sản phát triển theo lộ trình kéo theo đó là sự khởi sắc của lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hàng loạt chi nhánh, phòng giao dịch, rộng khắp cả nước được mở rộng hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến cho những người có năng lực và được đào tạo bài bản trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn còn không ít bạn sinh viên hiểu rằng học ngành Tài chính hoặc Ngân hàng ra trường chỉ làm về ngân hàng hoặc các phòng Tài chính. Vậy, học ngành Tài chính thì sẽ có những công việc nào phù hợp nhất? Hãy cùng AFA tìm hiểu thông qua 7 công việc “hấp dẫn” nhất dưới đây!
1. Chuyên gia phân tích tài chính
Nhà phân tích tài chính là chuyên gia cao cấp về ngành tài chính, họ có kiến thức chặt chẽ và sâu rộng về hệ thống tài chính, nắm vững kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành công nghiệp đầu tư tài chính từ quản lí danh mục đầu tư đến xác định giá trị tài sản, từ chứng khoán phát sinh đến chứng khoán thu nhập cố định cũng như các phân tích định lượng; được đào tạo chuyên nghiệp, có những kiến thức và kinh nghiệm nhất định về tài chính đặt biệt trong lĩnh vực thẩm định đầu tư, phân tích kinh doanh; nắm rõ những qui định pháp luật về tài chính quốc tế, quản lí đầu tư và pháp luật nhà nước về qui định hàng hóa; ngoài ra cần có những kinh nghiệm liên quan đến hệ thống ERP(Enterprise Resource Planning: hệ thống quản trị tài nguyên doanh nghiệp) và sử dụng thành thục công cụ phần mềm quản lí dữ liệu.
Là một chuyên viên chứng khoán, các nhà môi giới chứng khoán phải vượt qua những cuộc kiểm tra trình độ chuyên môn của ngành chứng khoán, trong quá trình làm việc phải tiếp tục hoàn thiện các điều kiện bắt buộc về chứng khoán.
Công việc này chủ yếu phục vụ cho những nhà đầu tư lớn, thường có xuất thân từ nhân viên giao dịch, nắm bắt tốt yêu cầu của khách hàng và làm chủ được thời gian mở phiên giao dịch. Họ có khả năng phát hiện sự thay đổi tinh tế trong mỗi phiên giảm sự mạo hiểm cho nhà đầu tư. Những người nằm ngoài cuộc thường cho rằng sự thành công của các phiên giao dịch hàng trăm tỉ đông đều do những sinh viên giỏi ở các trường đại học nổi tiếng đã phải tính toán cực kì kĩ lưỡng mới có được. Tuy nhiên trong thực tế, thao tác viên không phải là một ngành nghiên cứu học thuật. Không giống với suy nghĩ của nhiều chúng ta, các thao tác viên không phải làm việc trong môi trường căng thẳng hay bí ẩn, mà đòi hỏi sự tỉ mỉ cẩn trọng và thường bị cho là nhàm chán, bởi mỗi ngày công việc của họ hoàn toàn giống nhau. Tất nhiên sự ủy thác của khách hàng là đòi hỏi sự đầu tư của họ đạt được lợi nhuận cao nhất chính là áp lực của công việc này.
Dưới mắt nhà đầu tư, quản lí tài chính là một nghề bí ẩn và nhiều màu sắc. Theo qui định của “chuyên gia chứng khoán”, nhà quản lí tài chính phải được giáo dục chuyên nghiệp và nghiên cứu theo chiều sâu, có phẩm chất đạo đức cao, có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành. Sự quản lí tài chính trong công ty có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hiện nay, ở nước ta phần lớn các quỹ tài chính đều do lãnh đạo ban đầu tư chịu trách nhiệm quản lí. Các doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm quản lí riêng và quyền hạn của nhà quản lí tài chính cũng rất hạn chế.
Đại diện của mỗi nhà tài trợ đều đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, bởi nếu không có sự kí tên của họ trong mỗi dự án thì dù các nhà đầu tư hay cơ quan tài trợ đồng ý thì hợp đồng cũng không có hiệu lực; lương của ngành này rất cao và được sự ưu ái của nhiều ngành khác như ngân hàng, công ty môi giới…; để có được tư cách đại diện của một nhà tài trợ là rất khó khăn và bạn phải trải qua một loạt các thử thách.
6. Kế toán (CPA:Certified Public Accountant)
CPA ngày càng phát triển và nhu cầu nhân tài rất lớn, các kì kiểm tra hay thi lấy chứng chỉ đều rất khó. Sự kiểm tra ngặt nghèo và nguồn nhân tài khan hiếm đang trở thành mối lo cho các doanh nghiệp mong muốn tuyển dụng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.
7. Phân tích đánh giá bất động sản (CPV: Certified Public Valuer)
CPV có vai trò quan trọng trong quá trình giảm các chi phí giao dịch, tăng hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp, và hiện nay nguồn nhân lực trong lĩnh vực này chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp cộng thêm cửa ải chứng chỉ đang trở thành câu hỏi khó cho ngành dịch vụ hái ra tiền này.
—————————————————————————————————————-
“CMA Australia – Trở thành Giám đốc Tài chính chiến lược” chương trình đào tạo chất lượng cao thực tiễn. Với 2 modun bao gồm những kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong các lĩnh vực:
CMA: Quản trị chi phí chiến lược (Strategic Cost Management)
CFO: Thiết lập và Triển khai Chiến lược tài chính thông qua Phân tích kinh doanh chiến lược (Strategic Business Analysis)
Nhiều nhà quản lý các ngân hàng đã tham gia khóa học CMA Australia như Vietcombank, BIDV, MBBank, ANZ, Standard Chartered Bank, hay các tập đoàn như Viettel, Vingroup, Unicharm, VNPT,… hay các quỹ đầu tư sau khi mua xong doanh nghiệp thì tham dự CMA để biết cách quản trị công ty, nhất là tài chính.
Link chi tiết: https://afa.edu.vn/cmaaustralia/
– Tại TP. Hà Nội: Khai giảng 26/04/2019
– Tại TP. Hồ Chí Minh: Khai giảng: 12/07/2019
ĐẶC BIỆT TẠI TP. HỒ CHÍ MINH:
Tặng 15% nếu đóng sớm trước ngày 20/04/2019.
Tặng 10% nếu đóng sớm trước ngày 31/05/2019.
Tháng Mười Một 28, 2017 4:39 chiều
Trong khoảng tháng 11/2022-1/2023, hơn 200.000 nhân viên công nghệ đã bị sa thải tại Mỹ, riêng người Ấn Độ chiếm 30-40%.
Khoảng 80.0000 chuyên gia công nghệ thông tin Ấn Độ có có thị thực H-1B và L-1 đã phải đối mặt với tình trạng mất việc làm tại Mỹ kể từ cuối năm 2022.
"Tình hình yếu kém của các công ty khởi nghiệp đã tác động mạnh đến thị trường lao động", giám đốc Krishna Vij của hãng nhân sự Teamlease Digital thừa nhận.
Hậu quả là nhiều lao động công nghệ Ấn Độ đã phải ngậm ngùi về nước tìm việc, nhưng đối mặt với họ là một thị trường khó khăn chẳng kém. Thậm chí chính các nhân viên "xuất ngoại" này còn bị coi thường hơn đồng nghiệp bản xứ.
Kể từ năm 2022, ngành công nghệ Ấn Độ đã sa thải hơn 30.000 lao động. Hàng loạt những cái tên khởi nghiệp nổi tiếng như Paytm, Byju's, Unacademy, Meesho và Sharechat đã cắt giảm việc làm trong năm ngoái cũng như đóng băng tuyển dụng.
Anh Deepak đã làm việc tại Amazon chi nhánh Ấn Độ trong 6 năm trước khi được chuyển đến trụ sở chính của tập đoàn tại Seattle cùng vợ với thị thực L-1 vào năm 2022.
Những tưởng đây là cuộc sống trong mơ với mức lương 160.000 USD và cổ phiếu thưởng thì chỉ 7 tháng sau đó, Deepak đã nằm trong số 18.000 nhân viên bị Amazon sa thải.
Sau khi hết hạn thị thực, anh Deepak phải ngậm ngùi về nước xin việc nhưng trong suốt 2 tháng, chẳng mấy nhà tuyển dụng muốn nói chuyện với người đàn ông này.
Mức lương tại Mỹ của Deepak quá cao và không hợp lý tại Ấn Độ, thế nhưng kể cả khi anh đồng ý giảm lương thì cũng chẳng có mấy cơ hội cho cựu nhân viên Amazon.
Tháng 3/2023, Deepak nhận được một công việc mà mức lương chỉ bằng ¼ số tiền kiếm được tại Mỹ, thậm chí còn thấp hơn cả so với các đồng nghiệp đang làm trong nước.
"Tôi hiện kiếm được chưa đến 3 triệu Rupee, tương đương 36.000 USD mỗi năm trong khi đồng nghiệp kiếm được đến 3,5-4 triệu Rupee", anh Deepak than thở.
Không riêng gì anh Deepak, tờ Rest of World (RoT) cho hay hàng loạt lao động công nghệ từ các tập đoàn lớn như Amazon, Microsoft, Google và Meta ở Mỹ đã phải trở về quê nhà kiếm việc làm sau các đợt sa thải hàng loạt.
Phần lớn những lao động này đang phải vật lộn để thích nghi với thị trường việc làm ảm đạm ở chính quê nhà.
Anh Veer, một lao động công nghệ đã sống 10 năm ở Mỹ đã phải đưa vợ con về New Delhi mùa hè năm 2023 vì bị sa thải, ngậm ngùi thừa nhận giờ đây có hàng trăm đơn xin việc cho từng vị trí.
Bởi vậy dù có lịch sử làm việc ở nước ngoài nhưng anh Veer chẳng được coi trọng. Lý do là bởi các nhà tuyển dụng hoài nghi mức độ trung thành của những người như anh Veer.
"Các nhà tuyển dụng cảm thấy khó tin tưởng nhóm lao động này vì họ luôn có xu hướng trở lại Mỹ với mức lương và chất lượng sống cao hơn. Do đó mọi người đều ngại tuyển dụng những lao động này", đồng sáng lập Kamal Karanth của hãng tuyển dụng nhân sự Xpheno cho hay.
Đồng quan điểm, giám đốc Vij của Teamlease Digital cho biết dù các lao động công nghệ từ nước ngoài về rất tài năng nhưng thị trường đang có nhu cầu yếu. Nhiều vị trí có yêu cầu thấp hơn so với tài năng của họ và không đủ chi phí chi trả.
Hậu quả là rất nhiều tài năng công nghệ từ Mỹ về Ấn Độ bị thất nghiệp hoặc phải chấp nhận làm một công việc lương thấp hơn so với đồng nghiệp bản địa.
Một vấn đề nữa cực kỳ nghiêm trọng với các lao động từng xuất ngoại là câu chuyện kỳ thị của xã hội.
Những tài năng này mất công ăn học, tốn nhiều chi phí để được sang nước ngoài nhưng cuối cùng lại phải về nước cạnh tranh việc làm với người bản địa. Không những vậy, nhiều người còn chẳng được tuyển dụng, phải thất nghiệp ngồi nhà với những ánh mắt coi thường của người thân.
Một nữ nhân viên công nghệ từng làm việc ở Seattle-Mỹ trở về Mumbai-Ấn Độ tháng 5/2023 đã chia sẻ rằng cô phải mất hơn 7 tháng mới kiếm được việc làm.
Theo nữ nhân viên này, thị trường việc làm Ấn Độ không ưu tiên những người có kinh nghiệm tại Mỹ như cô bởi cơ sở khách hàng và kinh nghiệm xử lý của 2 nước là khác nhau.
Quá xấu hổ, vị nữ nhân viên xin được giấu tên với RoT vì không muốn gia đình, bạn bè biết đến tình trạng khó khăn này.
Tương tự, anh Pratik tốt nghiệp bằng MBA tại một trường đại học Mỹ năm 2021 rồi gia nhập công ty công nghệ địa phương. Thế nhưng hoàn cảnh ảm đạm của giới khởi nghiệp khiến ngày càng nhiều bạn bè của Pratik bị sa thải.
Tình hình tồi tệ đến mức Pratik phải luôn kiểm tra hàng ngày trong cộng đồng người Ấn Độ của khu phố mình về những ai đã mất việc. Cuối cùng, điều lo sợ đã xảy ra, anh Pratik cũng bị sa thải và phải trở về Maharashtra, Ấn Độ vào tháng 10/2023.
Theo anh Pratik, điều đáng sợ nhất khi trở về Ấn Độ là bị mọi người chất vấn năng lực của bản thân và bị xã hội kỳ thị. Những ánh mắt của gia đình, bạn bè và người thân khiến những người như anh Pratik cực kỳ khổ sở khi không xin được việc làm ở Ấn Độ hoặc chỉ nhận được một công việc lương thấp.
Rõ ràng, thời hoàng kim của lao động công nghệ và giới khởi nghiệp đã qua, khi những tài năng "con cưng" từ nước ngoài về không còn được coi trọng như trước.