Jenny Huỳnh là cái tên không còn xa lạ với các bạn tuổi teen tại Việt Nam? Để hiểu rõ hơn về youtuber trẻ tuổi và tài năng này hãy cùng Kênh Sao tìm hiểu nhé
Jenny Huỳnh là cái tên không còn xa lạ với các bạn tuổi teen tại Việt Nam? Để hiểu rõ hơn về youtuber trẻ tuổi và tài năng này hãy cùng Kênh Sao tìm hiểu nhé
Kể từ khi qua Mỹ định cư, những video của Jenny Huỳnh chủ yếu kể về cuộc sống thường nhật và sự khác biệt giữa Việt Nam và Mỹ. Nữ YouTuber thường đề cập đến các hoạt động của cuộc sống thường ngày như đi chơi, đi học, vẽ tranh lúc rảnh rỗi hay mua hàng ở siêu thị, loanh quanh trong bếp nấu các món ngon…
Chính sự dễ thương, gần gũi với giới trẻ cũng là yếu tố quan trọng giúp nữ YouTuber thu hút đông đảo các fan tuổi teen.
Đặng Trần Tùng là một trong những giáo viên IELTS có ảnh hưởng lớn nhất hiện nay ở Việt Nam. Không chỉ sở hữu trung tâm The IELTS Workshop, anh cũng là người chắp bút cho nhiều cuốn sách học tiếng Anh – luyện thi nổi tiếng với cộng đồng học IELTS Việt.
Tùng bén duyên với nghiệp giảng dạy từ khi còn là sinh viên. Theo học chuyên ngành Tài chính, thế nhưng sau vài tháng thực tập tại một công ty chứng khoán có tiếng, anh chắc chắn mình không phù hợp với nghề này.
Kết thúc kỳ thực tập, Đặng Trần Tùng bắt đầu nhận lớp gia sư để kiếm thêm thu nhập. Bất ngờ thay, chính công việc gia sư đã giúp anh nhận ra mình có khả năng giảng dạy. Và việc truyền đạt kiến thức cho người khác cũng đem lại niềm vui, hứng thú cho anh. Và giờ đây, chúng ta có một “thầy Tùng IELTS” mà học sinh, sinh viên nào cũng biết đến.
Đối với Tùng, việc lên lớp, đi dạy đơn thuần không phải là điều anh hướng tới. Người thầy này mong muốn xây dựng một lớp học theo mô hình Workshop. Lớp học nên là một không gian mở để tất cả mọi người cùng chia sẻ kiến thức. Không nên chỉ giới hạn ở việc thầy giảng – trò nghe. The IELTS Workshop “ra đời” phục vụ ý tưởng này.
Hiện nay, The IELTS Workshop là một trong những trung tâm luyện thi IELTS được nhiều bạn trẻ biết đến. Với định hướng khác biệt của thầy Tùng và đội ngũ giảng viên chất lượng, không khó hiểu khi trung tâm thu hút hơn 35.000 học viên tính tới đầu năm 2022.
Ngoài giảng dạy, anh còn chắp bút cho loạt sách luyện thi IELTS. “Hot” nhất trong số đó phải kể đến cuốn sách “How to crack the IELTS Speaking Test” Đặng Trần Tùng.
Sách Speaking Đặng Trần Tùng là kim chỉ nam cho các “chiến binh” IELTS hướng tới mức điểm từ 6.0 đến 8.0. Hơn 20 chủ đề luyện nói được thầy đưa vào sách, từ giáo dục, môi trường, đến kinh tế – xã hội,…. Với mỗi chủ đề, thầy còn đưa ra hướng dẫn ở cả ba trình độ (từ 6.0 – 8.0). Vậy thì học viên nào cũng có thể dễ dàng học theo.
Ngoài truyền cảm hứng qua những cuốn sách, trên trang cá nhân của mình, thầy Tùng cũng thường xuyên chia sẻ các video và bài viết hướng dẫn luyện phát âm chuẩn, sửa phát âm cho các bạn bị mất gốc. Anh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát âm đúng, chuẩn chỉnh như người bản xứ.
Nói về kỹ năng Speaking trong bài thi IELTS, Đặng Trần Tùng liên tục nhấn mạnh vai trò của việc phát âm chuẩn bản xứ. Bởi chỉ khi phát âm rõ ràng, chúng ta mới có thể truyền đạt rõ thông điệp đến giám khảo trong kỳ thi IELTS.
Và theo thầy Tùng, ELSA Speak sẽ là một trợ thủ đắc lực để cải thiện phát âm của người học. Tính năng làm thầy ấn tượng nhất là bài kiểm tra năng lực tiếng Anh của ELSA Speak. Bất ngờ hơn cả là bài kiểm tra này của ELSA Speak còn dự đoán được điểm thi IELTS Speaking của thầy.
Ngoài ra, thầy Đặng Trần Tùng đánh giá ứng dụng ELSA Speak đã có nhiều cải tiến hơn trước. Tích hợp nhiều tính năng để phát triển cả hai kỹ năng Speaking và Listening cho người học ở nhiều trình độ khác nhau.
Kênh Youtube The Dang Vlog hiện có 19 nghìn lượt đăng ký. Ở đây chủ yếu chia sẻ kinh nghiệm học tập và những khoảnh khắc đời thường của thầy. Xuất hiện phần nhiều trên kênh youtube là chuỗi series The Dang Vlog với cuộc sống đời thường được Tùng ghi lại.
Facebook hơn 145.000 người theo dõi được tận dụng để chia sẻ hình ảnh “soái ca” của thầy Tùng. Đồng thời, đây cũng là nơi chia sẻ những bí quyết ôn thi IELTS, cải thiện kỹ năng Writing với các bài mẫu do chính thầy viết.
Những video “vừa học vừa chơi”, mang tính chất giải trí sẽ được đăng tải trên kênh TikTok của thầy. Phù hợp cho ai muốn tận dụng thời gian rảnh trong ngày để bổ sung từ vựng tiếng Anh.
Trước đây, anh học ngành công nghệ thông tin, và anh nghĩ nó phù hợp với bản tính hướng nội của mình. Trong suốt những năm học đại học, anh toàn làm việc với máy tính, với những con số, anh không tham gia những hoạt động xã hội, không mùa hè xanh, không câu lạc bộ, không đi làm thêm.
Chỉ đi học và về mỗi ngày, anh đã quen với nhịp đó, vì mình là người hướng nội mà, học IT mà.
Cho tới ngày anh tham gia một buổi hội thảo, anh nhìn thấy một người anh thành công, giỏi giang đang tự tin đứng nói ở trên.
Bạn MC trạc tuổi anh cực kì năng động và có thể khuấy động cả một hội trường. Anh được hòa mình vào không khí sôi động ngày hôm đó và dần nhận ra…
WOW…mình thích không khí này quá.
Một người bạn học ở Mỹ của mình đã từng há hốc mồm ngạc nhiên khi thấy số người theo dõi trên Instagram mình lên tới hàng triệu. Mọi người không nghĩ mình làm Youtube và nổi tiếng như thế.
Nhưng sự thật là mình cũng không hề… muốn người khác biết (và thấy) mình nổi tiếng. Nếu mình kể về sự “nổi tiếng” của mình cho người khác, thì khi gặp mình họ sẽ không thoải mái mất! Họ sẽ dễ nghĩ mình “show off” (khoe khoang), nghĩ mình nổi nên khó gần,... mà mình thì không muốn như vậy. Mọi chuyện nên diễn ra tự nhiên.
Mình muốn tách biệt Jenny trên Youtube nói tiếng Việt, và Jenny đi học nói tiếng Anh. Đó là lý do thời cấp 3 ở Việt Nam, có đợt mình âm thầm quay YouTube ở trường vài tháng trời mà chẳng bạn học nào biết. Đến một ngày có người phát hiện ra danh tính “Jenny Huynh”, rồi đồn ầm cả trường biết, là mình thấy… ôi thôi xong!
Môi trường mình đi học ngày ấy chỉ toàn nói tiếng Anh thôi, nên vlog mình nói tiếng Việt mọi người cũng ngờ ngợ… lạ lùng. Sau “bước ngoặt” được cả trường biết, có bạn khen nhưng cũng có bạn trêu vlog mình.
Cho nên nếu hỏi mình có bị ghẹo khi làm vlog không, thì câu trả lời chắc chắn có, ở Việt Nam và cả ở Mỹ. Bạn ở Mỹ từng bảo mình làm video tiếng Việt sao mà “cringe” quá (thấy rùng mình, nổi da gà). Hay mình edit video hết 1 tiếng mà có comment kêu “nội dung nhảm” thì mình cũng hơi hoài nghi bản thân.
Vì vậy lý tưởng nhất của mình là làm YouTube ở một môi trường mà không ai biết mình là ai. Như vậy mình sẽ thoải mái hơn, và sẽ không ai trêu mình.
Một trong những cách chống ngại mình hay dùng là, chỉ “quay chay” ở ngoài đời chứ không vừa lia camera vừa nói. Thời gian đầu qua Mỹ mình còn chẳng dám quay trong trường học cơ. Về nhà lồng giọng (voice over) vào sau, mình thấy được là chính mình và thoải mái chia sẻ kết nối với mọi người trên Youtube hơn.
Làm Youtube một thời gian, mình bắt đầu hiểu rằng những lời trêu ghẹo có phần ác ý trên mạng này đều xuất phát từ những người xa lạ - họ không phải người thân mình, nên những điều họ nói mình chỉ tham khảo nếu nó thực sự giúp mình phát triển. Còn lại nếu là công kích cá nhân, thì mình cũng không quá bận tâm.
Sau này, mỗi đợt về Việt Nam, mình lại được đi nhiều sự kiện hơn, gặp gỡ nhiều người, và trông già dặn trưởng thành hơn. Công việc Content Creator thực sự cho mình rất nhiều bài học không thể kiếm được ở trường lớp hay nơi nào khác.
Tuy vậy, “lan tỏa năng lượng tích cực” - lý do mình bắt đầu làm Youtube, vẫn luôn theo mình cho đến tận bây giờ, vẫn không đổi ngay cả trước và sau khi cái tên “Jenny Huynh” trở nên nổi tiếng.
Để khám phá thêm nhiều chia sẻ thú vị từ vlogger "hướng nội" Jenny Huỳnh, hãy lắng nghe Podcast Gen Z Truyền tập Jenny Huỳnh cùng Host Vừng nhé!