Có đến hàng trăm, hàng ngàn thiết kế áo khoác (jacket) dành cho nam giới nhưng trong bài viết này, tôi muốn đề cập đến những món mang tính nguyên bản nhất. Không có quá nhiều chiếc jacket như thế, nhưng chúng đã và đang là một phần lịch sử xuyên suốt chặng đường phát triển thời trang và phong cách.
Có đến hàng trăm, hàng ngàn thiết kế áo khoác (jacket) dành cho nam giới nhưng trong bài viết này, tôi muốn đề cập đến những món mang tính nguyên bản nhất. Không có quá nhiều chiếc jacket như thế, nhưng chúng đã và đang là một phần lịch sử xuyên suốt chặng đường phát triển thời trang và phong cách.
Khí hậu ẩm ướt khắc nghiệt của vùng Đông Bắc nước Anh chính là lý do lớn nhất để thương hiệu sản xuất áo khoác đi mưa tốt nhất thế giới ra đời. Những chiếc áo khoác phủ sáp (waxed-cotton jacket) của Barbour sở hữu lượng fan, cộng đồng đông đảo khắp nơi trên thế giới, những người yêu thích sự bền bỉ, khả năng chống chọi thời tiết hữu dụng ở một chiếc áo khoác.
Rất nhiều thiết kế áo khoác dành cho nam giới có xuất phát điểm là trang phục, đồng phục trong quân đội, mẫu MA-1 bomber jacket từ cuối những năm 1950 của Alpha Industries là một ví dụ điển hình. Áo khoác dáng cộc với đường bo co giãn ở hông và tay áo, fit rộng rãi, đây trở thành hình mẫu cho mọi thiết kế bomber jacket sau này.
Xem thêm mẫu bomber jacket của Alpha Industries.
Thành lập từ năm 1924, Belstaff là brand có mối lương duyên chặt chẽ với những chiếc motor phân khối lớn rong ruổi trên mọi nẻo đường không chỉ ở quê nhà Anh quốc mà ở bất cứ đâu, nơi có cánh đàn ông đam mê với văn hoá biker. Những chiếc bike jacket của Belstaff được bố trí rất nhiều túi giống với thiết kế field jacket, có đai ngang hông và mang vẻ bụi bặm, gai góc cho bất cứ ai khoác chúng lên người.
Xem thêm các mẫu áo khoác của Belstaff.
Massimo Osti là một trong những nhà thiết kế có tầm ảnh hưởng nhất trong việc ứng dụng chất liệu công nghệ cao vào thiết kế áo khoác. Stone Island không phải là thương hiệu đầu tiên do ông nhào nặn, nhưng đây là con gà đẻ ra trứng vàng, là thước đo cho sự thành công của nhà thiết kế này. Stone Island là tấm gương phản chiếu mọi ý tưởng độc lạ nhất diễn ra trong đầu của nhà thiết kế: chất liệu độc đáo và kỹ thuật nhuộm màu “bất thường”. Những mẫu shirt jacket của Stone Island thoạt nhìn mỏng nhẹ chẳng khác gì áo gió nhưng khả năng giữ ấm lại vô cùng khó tin.
Xem thêm về áo khoác Stone Island.
Mẫu G9 Harrington jacket của Baracuta từng được rất nhiều “tượng đài” khoác lên mình như James Dean, Steve McQueen, Elvis Presley, v.v… Baracuta có “quê quán” từ Manchester, nước Anh, ban đầu là công ty sản xuất áo đi mưa nhưng khá chật vật vì Burberry và Aquascutum vẫn là 2 cái tên chiếm thị phần lớn trong những năm 1930. Nhưng khi Baracuta chuyển hướng với G9 – mẫu áo đi mưa dáng cộc, xuất khẩu sang thị trường Mỹ, một câu chuyện mới đã được viết. Baracuta trở thành món đồ “không thể thiếu” nếu bạn là một siêu sao giải trí, là một phần của lịch sử phát triển trang phục nam giới luôn chứ không đùa.
Mẫu G9 vẫn được Baracuta sản xuất cho đến tận hôm nay, bán chạy nhất vẫn là các thiết kế nguyên bản, song song với các phiên bản mang tính thời trang.
Xem thêm về mẫu áo khoác G9 của Baracuta.
Chiếc áo khoác da biker mà ai ai cũng yêu thích có lẽ đã chẳng tồn tại, nếu như không có Schott NYC. Thiết kế áo khoác Perfecto huyền thoại của thương hiệu với dáng cộc, khoá kéo bất đối xứng cùng chiếc đai ngang hông khi vừa ra mắt đã trở thành biểu tượng cho phong cách nổi loạn rock ‘n’ roll, nhất là khi gắn liền với hình ảnh của Marlon Brando và James Dean.
Xem thêm về mẫu áo khoác Perfecto của Schott NYC.
Có lẽ nói thêm bất cứ một lời ca tụng nào nữa dành cho Levi’s cũng trở nên thừa thãi. Xuất phát từ một công ty nhỏ bé chuyên làm đồ lao động cho thợ đào đường, hầm mỏ, Levi’s mang chiếc quần jeans đinh tán đến với số đông và mãi mãi làm thay đổi ngành thời trang thế giới. Không chỉ có quần jeans, những chiếc áo khoác denim jacket của Levi’s cũng nằm trong top sản phẩm bán chạy từ xưa lắm rồi cho đến tận hôm nay.
Xem thêm các mẫu áo khoác denim của Levi’s.
Kiểu áo khoác dáng dài kinh điển này xuất hiện từ Thế chiến thứ nhất. Chất liệu nhẹ nhàng, chống nước của trench coat là sự thay thế hợp lý cho kiểu áo khoác to sụ, nặng nề trước đó. Nhắc đến trench coat là phải gọi tên Thomas Burberry, người phát minh ra chất liệu gabardine vào năm 1879. Đến tận hôm nay, trench coat vẫn là “chữ ký riêng” của Burberry với thiết kế gần như là không đổi so với những ngày đầu.
Làm chủ Trench coat – Chiếc áo khoác biểu tượng của sự cổ điển
Có một sự kỳ diệu trong thiết kế của trench coat, chúng dễ dàng làm tăng vẻ lịch sự cho bất cứ phong cách nào.
Xem thêm về trench coat Burberry.
Carhartt là cái tên mang âm hưởng workwear cực mạnh mẽ, khi sản phẩm chủ lực là những chiếc áo khoác chất liệu canvas dày dặn. Chore jacket của Carhartt khỏi phải nói, luôn luôn dẫn đầu cuộc chơi, bạn có thể mặc áo vào và lăn lộn ở mọi nơi, làm đủ mọi việc mà không cần phải lo liệu chiếc áo… có ổn không?
Xem thêm các mẫu áo khoác của Carhartt.
Follow Mạng xã hội của The Undercut:
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long sao cho xứng đáng với tầm quan trọng của di tích, đồng thời phục dựng những di sản đã mai một như thế nào ? Các chuyên gia đã đóng góp ý kiến quan trọng tại Hội thảo khoa học quốc tế "20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội".
Hơn 1.000 năm trước, vào thế kỷ XI - năm 1010, đất Thăng Long xưa - Hà Nội nay được Vua Lý Thái Tổ chọn làm Kinh đô của nước Đại Việt và đặt tên là Thăng Long với mong muốn Kinh đô ngày càng phồn thịnh như linh vật rồng thiêng bay lên. Trong suốt hơn 10 thế kỷ, từ thời Lý (thế kỷ XI - thế kỷ XII) đến thời Nguyễn (thế kỷ XIX - thế kỷ XX), các triều đại phong kiến Việt Nam đã liên tục kế thừa, xây dựng và phát triển với vai trò, vị trí là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả nước. Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của di tích, Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt năm 2009, được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới, đúng dịp tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội (1010-2010).
Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của di tích, Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt năm 2009, được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa thế giới, đúng dịp tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội (1010-2010) (Ảnh TTXVN)
Khai quật Khu di tích Hoàng thành Thăng Long là cuộc khai quật lớn trong lịch sử ngành khảo cổ học Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, dấu tích kinh thành Thăng Long còn hiển hiện qua hệ thống di tích, di vật được tìm thấy tại Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long ngày nay.
Ông Christian Manhart - Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam cho rằng, Hoàng thành Thăng Long minh chứng cho hơn 10 thế kỷ giao lưu và ảnh hưởng văn hóa khắp châu Á. Ngày nay, các tầng văn hóa khảo cổ phản ánh những bước phát triển nối tiếp nhau của các triều đại đã trị vì. Hiếm có di sản nào trên thế giới thể hiện tính liên tục lâu dài như Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
"Vẫn còn nhiều lớp khảo cổ chưa được khám phá dưới lòng đất. Tôi muốn nhấn mạnh rằng nghiên cứu và bảo tồn di sản là một quá trình rất lâu dài đòi hỏi phải có kế hoạch và thực hiện một cách chiến lược. Đồng thời, các ưu tiên và lĩnh vực trọng tâm trong nghiên cứu cần được xác định rõ ràng", ông Christian Manhart nhấn mạnh.
Việc ghi tên Khu Trung tâm của Hoàng thành vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO là một vinh dự tạo ra những cam kết và trách nhiệm mới cho tất cả mọi người. Việc hoàn thành kế hoạch quản lý toàn diện vào năm 2013 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng. Đây là một công cụ đắc lực cho các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm tăng cường cơ chế hợp tác giữa các bên liên quan; lồng ghép quản lý và bảo tồn; cải thiện việc diễn giải về khu di sản và các chương trình giáo dục và tiếp tục đầu tư vào nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên.
Tổng Thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam Phạm Vinh Quang hoan nghênh những nỗ lực trong 20 năm qua của thành phố Hà Nội nói chung và Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội nói riêng trong công tác trùng tu, gìn giữ khu di sản. Để Hoàng thành Thăng Long được xem như một hình mẫu về sự phối hợp giữa thành phố, ban quản lý với các chuyên gia, nhà khoa học trong công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
Nhìn lại tổng quan kết quả 20 năm khảo cổ học kinh đô Thăng Long (2002-2022) và 10 năm Khảo cổ học khu vực Không gian chính điện Kính thiên (2011-2022), PGS.TS Tống Trung Tín- Hội Khảo cổ học Việt Nam nhấn mạnh, các cuộc khai quật khảo cổ học ở khu vực kinh đô Thăng Long và khu vực Trung tâm Hoàng thành Thăng Long đã phát lộ một hệ thống di tích và di vật lịch sử đồ sộ minh chứng tiêu biểu, xác thực cho lịch sử- văn hóa Thăng Long, lịch sử- văn hóa Việt Nam phát triển liên tục qua hơn 1000 năm lịch sử.
Ông Christian Manhart - Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam
Từ năm 2011 đến nay, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật nghiên cứu tại khu vực trung tâm của khu di sản, với tổng diện tích 8.440m².
Những cuộc khai quật đã thu được kết quả to lớn trong việc tìm hiểu các giá trị của di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long đồng thời thu được nhiều tư liệu mới mang tính xác thực cao, góp phần nghiên cứu, khôi phục chính điện Kính Thiên.
"Các giá trị lịch sử- văn hóa của Thăng Long đạt 3 tiêu chí nổi bật toàn cầu đã đem lại cho Việt Nam và nhân loại một di sản thế giới mà giá trị to lớn của nó đã được các chuyên gia quốc tế khẳng định: "Để hiểu biết lịch sử nhân loại, di tích này không thể thiếu được"...", PGS.TS Tống Trung Tín khẳng định.
Phục dựng trên nguyên tắc không bao giờ phá hủy các hiện vật có giá trị gốc
Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn - Hội Sử học Hà Nội, Điện Kính Thiên là kiến trúc quan trọng bậc nhất của kinh đô Thăng Long thời Lê sơ, Mạc và Lê Trung hưng, khởi dựng từ năm 1428 đời vua Lê Thái Tổ, nơi đặt ngự tọa của Hoàng đế Đại Việt.
Tại đây, Hoàng đế cử hành các đại điển lễ của triều đình như lễ đăng cơ, thiết triều, nghị bàn quốc gia đại sự, điện thí, tuyên cáo thắng trận, tiếp đón sứ thần... Do đó, điện Kính Thiên là biểu trưng cao nhất của cho quyền lực quốc gia Đại Việt xuyên suốt 4 thế kỷ (XV - XVIII).
PGS.TS Tống Trung Tín- Hội Khảo cổ học Việt Nam
Năm 1816, vua Gia Long đã cho dỡ điện Kính Thiên với lí do "kiến trúc đã bị mục nát không thể tu bổ được" và cho dựng một tòa điện mới gọi là chính điện Hành cung, năm 1841 vua Tự Đức đổi thành điện Long Thiên. Trải qua thăng trầm lịch sử kiến trúc đã bị phá hủy toàn bộ chỉ còn lại khu nền cao hơn 2m và hai bộ lan can đá thềm bậc ở chính giữa mặt Nam và góc Tây Bắc.
Các cuộc khảo sát, khai quật tại đây từ năm 2011 đến nay đã mở ra những hiểu biết mới về chính điện Kính Thiên và không gian điện Kính Thiên qua hệ thống di tích, di vật. Tuy nhiên, cấu trúc mặt bằng và phân gian kiến trúc điện Kính Thiên vẫn là câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp thỏa đáng.
"Chúng tôi căn cứ vào các nguồn sử liệu để nghiên cứu quá trình xây dựng, cấu trúc nền móng và phân gian kiến trúc của các chính điện triều Lý, Trần, Hồ, Lê (Lam Kinh) và Nguyễn từ đó đưa ra hướng nghiên cứu tìm hiểu về cấu trúc mặt bằng điện Kính Thiên. Kết quả nghiên cứu góp phần nhỏ bé hướng tới việc nghiên cứu, phục dựng Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên thời Lê trong khu di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội"- Tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn cho biết.
PGS. TS Nguyễn Quang Ngọc - Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thì cho biết: Kết quả khai quật khảo cổ học 18 Hoàng Diệu đã bước đầu giải mã nhiều điều bí ẩn ở Trung tâm Cấm thành Thăng Long, trong đó có Tân cung.
Tân cung (hay Cấm trung) không phải là toàn bộ Cấm thành Thăng Long mà chỉ là một phần nhỏ nằm gọn bên trong phần Tây Bắc của tòa Cấm thành.
Nhận diện của Tân cung đầu XIII là có thêm cơ sở khoa học xác định vị trí ngàn năm không thay đổi của các tòa Chính điện Càn Nguyên - Thiên An - Kính Thiên, cùng với trục chính tâm của Cấm thành Thăng Long nằm ở phía Đông, ngay cạnh Tân Cung.
Chia sẻ kinh nghiệm về phục dựng lại các công trình kiến trúc đã bị phá hủy, chỉ còn lại dấu tích, GS Ueno Kunikazu (Đại học nữ Nara - Nhật Bản) giới thiệu một số công trình kiến trúc tiêu biểu thế kỷ thứ VIII, IX được phục dựng thành công tại Nhật Bản. GS Ueno Kunikazu cho biết: "Trước tiên cần dựa vào kết quả của các cuộc khảo cổ học, để dựng lên phác thảo chính xác tới 70-80% công trình kiến trúc cổ. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi dựng mô hình ở tỉ lệ 1/50 đến 1/100. Chúng tôi cũng kiểm tra các vấn đề khác nhau trong quá trình phục dựng trên nguyên tắc không bao giờ phá hủy các hiện vật có giá trị gốc".
Tại Mỹ, các môn bắt buộc ở tiểu học gồm số học, tập đọc và tập viết, đại cương về khoa học tự nhiên, lịch sử địa phương.
Các môn học ở trung học cơ sở bao gồm toán, ngôn ngữ, khoa học tự nhiên (gồm hóa học, sinh học, vật lý), khoa học xã hội (lịch sử) và giáo dục thể chất. Hơn nữa, có nhiều lựa chọn các hoạt động ngoại khóa như tâm lý học, pháp y, báo chí, hùng biện, khắc gỗ, đồ gốm, nấu ăn,...
Các môn học bắt buộc ở bậc trung học phổ thông là toán, văn học, khoa học tự nhiên (một năm hóa học, một năm sinh học và một năm vật lý), khoa học xã hội (lịch sử và cấu trúc tiểu bang), giáo dục thể chất. Ngoài ra còn có một số môn học tự chọn như diễn xuất, giáo dục thể chất, giải phẫu, thống kê, khoa học máy tính, công nghệ môi trường, ngoại ngữ, hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh, điện ảnh, kịch, dàn nhạc, nhảy múa, đồ họa máy tính, thiết kế web, báo chí, chỉnh sửa niên giám, chế biến gỗ, hoặc sửa chữa xe. Danh sách này có thể thay đổi tùy theo từng trường.
Chương trình giảng dạy của trường tiểu học bao gồm tiếng Do Thái, toán học, Tanakh (Kinh Thánh Hebrew), lịch sử, địa lý, tự nhiên, tiếng Anh, âm nhạc, vẽ, âm luật và giáo dục thể chất. Có những môn học tùy chọn được giáo viên chọn như robot, ảo thuật, kịch nghệ, vũ đạo hoặc thú y.
Ở trường trung học phổ thông, học sinh tự chọn chương trình đào tạo của mình. Các em có thể học ngoại ngữ, hóa học, vật lý, sinh học, âm nhạc, công nghệ sinh học, thiết kế, ca múa nhạc, tâm lý học, kinh tế, làm rượu, v.v. Ngoài ra, có thể nhận được chứng chỉ về du lịch hoặc kế toán cùng với bằng tốt nghiệp.
Bậc tiểu học, trẻ em Nhật Bản sẽ được học tiếng quốc ngữ, thư pháp, thơ, số học, tự nhiên, xã hội học (đạo đức, lịch sử, lễ nghi), âm nhạc, nghệ thuật thị giác, thể dục.
Ở trường trung học, họ có thêm môn học như công nghệ thông tin, khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học, địa chất), nguyên tắc cơ bản về an toàn cuộc sống, lịch sử, tiếng Anh (với người bản xứ) và một số môn học tùy chọn đặc biệt.
Trong trường trung học phổ thông, ngoài các môn đã học ở bậc trước, học sinh được chọn một trong 2 chuyên ngành: khoa học nhân văn hoặc khoa học tự nhiên. Mục tiêu chính của việc học tập là vào đại học nên học sinh tự chọn phần còn lại của các môn học theo đúng ngành mong muốn. Ví dụ, nó có thể là nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, câu cá, đào tạo y tế, phúc lợi, ngoại ngữ,...
Các môn học bắt buộc tại các trường Ả Rập Saudi bao gồm các môn về tôn giáo, toán học và khoa học tự nhiên (sinh học, vật lý). Tuy nhiên các môn khoa học xã hội nhân văn như lịch sử hoặc xã hội học hầu như không tồn tại ở các trường tư thục tại đây.
Trong chương trình đào tạo của Ireland chỉ có 2 môn bắt buộc gồm Tiếng Anh và Toán (một số trường có môn học bắt buộc thứ ba là tiếng Ailen).
Phần còn lại là các môn tự chọn. Học sinh tham dự các kỳ thi đánh giá năng lực. Có đến 34 sự lựa chọn ngành cho các em như kế toán, tổ chức kinh doanh, quản lý, âm nhạc, bản vẽ, hộ gia đình, CNTT, chế biến gỗ, ngoại ngữ, nông nghiệp, nhà hát, âm nhạc và hàng chục ngành khác.
Ở trường tiểu học, ngoài các môn học cơ bản như số học, ngôn ngữ bản xứ, giáo dục thể chất, môi trường, trẻ em được học kỹ năng phát biểu trước công chúng.
Học sinh bậc trung học cơ sở bắt buộc phải học tiếng Anh, toán học, lý thuyết xác suất, đọc viết, nghiên cứu xã hội, lịch sử, địa lý, sinh thái, nghệ thuật (múa, kịch, âm nhạc, vẽ), giáo dục thể chất và khoa học (bao gồm hóa học, vật lý và thiên văn học).
Ở trường trung học phổ thông, học sinh nghiên cứu những điều cơ bản về nghề nghiệp tương lai của và được giới thiệu cho các môn như kế toán, CNTT, kinh tế,... Hơn nữa, những em học sinh lớp 11-12 có thể tiếp cận với các chương trình thực tập tại các công ty. Và ngay sau kỳ thi tốt nghiệp, họ có cơ hội nhận được một công việc phù hợp.
Giáo dục tiểu học bao gồm ngôn ngữ Tây Ban Nha, văn học, nghiên cứu thiên nhiên, giáo dục thể chất, toán học, ngoại ngữ và nghệ thuật, thường là âm nhạc. Đến cuối cấp, trẻ em có thể chơi một số nhạc cụ. Thông thường, đó là sáo vì nó rất dễ mang theo.
Trong trường trung học cơ sở, học sinh có thêm môn khoa học xã hội, địa lý, lịch sử, đồ họa và nghệ thuật, âm nhạc và công nghệ.
Ở bậc trung học phổ thông, mỗi học sinh sẽ có thêm 3 môn học theo một ngành học. Có tổng cộng 4 ngành để các em lựa chọn là Khoa học nhân đạo, Công nghệ, Khoa học tự nhiên, Nghệ thuật.
Các môn học bắt buộc ở trường tiểu học là toán, tiếng Trung, ngoại ngữ và các môn tự chọn như vẽ, âm nhạc, hoặc giáo dục thể chất.
Ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, học sinh có thêm môn khoa học (vật lý, hóa học, sinh học), nghiên cứu xã hội, kỹ năng máy tính và khoa học máy tính. Mức độ phức tạp, cũng như số lượng môn học cơ bản, tăng dần qua các năm, khiến cho các trường Trung Quốc trở thành một trong những hệ thống giáo dục khó khăn và áp lực nhất thế giới.
Ở trường tiểu học, trẻ em học tiếng Anh, toán, lịch sử, địa lý, âm nhạc, công nghệ công nghiệp và nghệ thuật. Phụ huynh sẽ là người cuối cùng lên danh sách môn học cho con mình.
Ở các bậc học cao hơn, học sinh có thêm các môn học như cơ sở tôn giáo (họ nghiên cứu đạo đức và quan điểm của tất cả các tôn giáo), địa lý, khoa học tự nhiên, khoa học máy tính, cũng như nhiều môn học tự chọn như nấu ăn, âm nhạc, tâm lý học, nhiếp ảnh , khiêu vũ, kịch, luật, an sinh xã hội, kế toán, thiết kế, khoa học biển, du lịch,...
Ở trường tiểu học, trẻ em Nga học toán, nghiên cứu tự nhiên, ngôn ngữ Nga, đọc, ngoại ngữ, vẽ, âm nhạc, giáo dục thể chất và cờ vua (một lựa chọn đã xuất hiện ở nhiều trường từ năm 2018).
Chương trình giảng dạy của trường trung học cơ sở tại Nga gồm ngôn ngữ và văn học Nga, ngoại ngữ, đại số, hình học, tin học, lịch sử, khoa học xã hội, địa lý, lịch sử tự nhiên, sinh học, vật lý, hóa học, nguyên tắc cơ bản về an toàn cuộc sống, giáo dục thể chất, thủ công.
Ở trường trung học phổ thông, học sinh thêm môn bản vẽ cơ khí, thiên văn học và văn hóa nghệ thuật thế giới. Ở nhiều trường, các lớp 10 và 11 được chia thành 4 chuyên ngành: nhân đạo, công nghệ, toán học và kinh tế xã hội. Số lượng bài học về các môn bắt buộc phụ thuộc vào từng chuyên ngành. Ví dụ, một lớp toán học sẽ có nhiều bài toán học và vật lý, trong khi sẽ có ít bài văn học hơn.