Tập Trung Sức Mạnh Của Tư Duy Có Mục Tiêu

Tập Trung Sức Mạnh Của Tư Duy Có Mục Tiêu

Sống trong một thế giới ngày càng đề cao sự giao thoa, nhiều bạn trẻ đã chọn cho mình con đường du học để tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân. Nếu bạn đang muốn đi du học nước ngoài nhưng chưa rõ mục đích mà bạn muốn khi đi du học là để làm gì, nên đi du học nước nào hoặc bạn muốn hiểu rõ bản chất của việc đi du học để giải đáp câu hỏi như “có nên đi du học”, “tại sao nên đi du học”. Ngày hôm nay, trong bài viết này, hãy cùng Saigon Business School giải đáp những thắc mắc trên nhé.

Sống trong một thế giới ngày càng đề cao sự giao thoa, nhiều bạn trẻ đã chọn cho mình con đường du học để tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân. Nếu bạn đang muốn đi du học nước ngoài nhưng chưa rõ mục đích mà bạn muốn khi đi du học là để làm gì, nên đi du học nước nào hoặc bạn muốn hiểu rõ bản chất của việc đi du học để giải đáp câu hỏi như “có nên đi du học”, “tại sao nên đi du học”. Ngày hôm nay, trong bài viết này, hãy cùng Saigon Business School giải đáp những thắc mắc trên nhé.

Phát triển và hoàn thiện bản thân

Lợi ích rõ ràng nhất của việc đi du học mang lại nhất đó là sự tự lập mà trường lớp, sách vở không thể nào cung cấp cho bạn. Việc phải đối mặt với một môi trường mới sẽ giúp bạn học được cách chăm sóc bản thân, biết được điểm mạnh và yếu của bản thân và tăng khả năng giao tiếp.

Bạn sẽ dần hiểu rõ bản thân, tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm sống hơn khi phải giải quyết các vấn đề một mình mà không phải phụ thuộc vào bất kỳ ai. Từ đó xây dựng được phong cách, cá tính và văn hóa riêng của mình.

Không có cách thức ngọc ngoại ngữ nào hiệu quả hơn việc tự bản thân chúng ta đắm mình vào nơi mà ngôn ngữ đó được sử dụng nhiều nhất, Khi được sống trong môi trường như vậy các kỹ năng nghe, nói, viết của bạn sẽ phát triển từng ngày. Thêm vào đó, học tập tại nước ngoài còn mang tới cho bạn khả năng học thêm loại ngôn ngữ thứ 2 và thứ 3 tùy thuộc vào nơi bạn sinh sống vì có nhiều hơn, người dân tại đó nói nhiều hơn một thứ tiếng.

Du học là trau dồi và thay đổi cách học

Đi du học nước ngoài để học thêm, bổ sung cho bản thân những kiến thức hiện đại, ngành nghề, môi trường đào tạo mới mà bản thân chưa từng được tiếp xúc qua. Bạn sẽ phải học cách làm quen vì phương pháp dạy học và cách học ở các nước phát triển rất đề cao tính tự học, năng động, sáng tạo và giao tiếp giữa các học viên để làm việc nhóm, tranh biện trong các môn học.

ĐIỀU NÊN BIẾT VỀ VIỆC ĐI DU HỌC

Dưới đây là một số việc bạn cần phải xác định rõ khi có ý định đi du học nước ngoài

Làm đẹp CV và mở ra nhiều cơ hội việc làm

Câu trả lời cho câu hỏi “đi du học để làm gì” đó chính là để làm nổi bật chính mình trong công việc. Bạn có thể kiếm được công việc tại đất nước mà bạn đang du học và tích lũy kinh nghiệm làm việc, làm đẹp CV. Sau này nếu có ý định về nước, những kinh nghiệm mà bạn có được khi làm việc tại nước ngoài sẽ là điểm cộng mà các nhà tuyển dụng để mắt tới.

Theo các nhà tuyển dụng, du học sinh thường năng động, độc lập, sẵn sàng chấp nhận thử thách, và có khả năng đương đầu với nhiều vấn đề và tình huống khó khăn. Vậy nên với những kinh nghiệm đã có, bạn sẽ cạnh tranh dễ dàng hơn so với các đối thủ trong nước và có mức lương cao hơn.

Chi phí để có thể du học không hề rẻ

Chi phí sinh hoạt và học tập cao hơn Việt Nam rất nhiều. Muốn đi du học tự túc (trong trường hợp không có học bổng) bạn phải chuẩn bị chi phí học và ăn ở tương ứng với số năm đi học. Bên cạnh đó, bạn phải chứng minh có nguồn tài chính thường xuyên đáp ứng được yêu cầu của nhà trường và chính phủ sở tại.

Đây có lẽ là câu hỏi mà nhiều bạn đặt ra khi bản thân vẫn đang mông lung trước những quyết định của mình. Vậy thì hãy xem qua một vài lợi ích dưới đây của việc “nên đi du học”.

NÊN ĐI DU HỌC TẠI CÁC NƯỚC NÀO?

Sau khi đã làm rõ câu hỏi “có nên đi du học”, các bạn sẽ phải trả lời tiếp câu hỏi “nên đi du học nước nào” và cân nhắc chọn các đất nước mà bạn muốn gửi gắm ước mơ của mình. Sau đây là các đất nước mà bạn có thể tham khảo.

Với chất lượng đào tạo hàng đầu, bằng tốt nghiệp của Úc luôn được săn đón cao và có thể nộp hồ sơ vào bất kỳ trường nào trên thế giới. Ngoài ra, hệ thống các trường đại học của Úc cũng được đánh giá cao về chất lượng, liên tục nằm trong top 50, 100, 500 trường đại học hàng đầu thế giới. Đây cũng là cái nôi của khoa học và công nghệ, với các nhà khoa học và nhà nghiên cứu của Xứ sở Chuột túi đã giành được 8 giải thưởng Nobel và nhiều giải thưởng quốc tế danh giá khác.

Hoa Kỳ là một cường quốc hàng đầu thế giới, dẫn đầu về tài chính, khoa học, kỹ thuật, công nghệ và giáo dục. Nên không khó hiểu khi nền giáo dục Mỹ liên tục đứng đầu tân thế giới, với 30 trường được xếp vào top 100 trường tốt nhất thế giới. Hoa Kỳ luôn giữ vững vị trí dẫn đầu với phương pháp giáo dục đào tạo chuyên nghiệp, linh hoạt và thực tiễn, đảm bảo chất lượng sinh viên tốt nghiệp. Chính vì vậy, Mỹ luôn là sự lựa chọn hàng đầu của sinh viên quốc tế để du học.

Với mức học phí vừa phải, cơ sở giáo dục chất lượng cùng với cơ hội việc làm sau tốt nghiệp rộng mở và môi trường sống thân thiện, không có gì ngạc nhiên khi du học Canada nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của sinh viên quốc tế..

Vương quốc Sương Mù luôn là điểm đến du học được ưa thích thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Mỹ bởi vì hệ thống giáo dục ở Anh được chọn là tiêu chuẩn trên toàn thế giới trong một thời gian dài. Phong cách giảng dạy tại đây mang tính cách mạng cùng cơ sở vật chất hiện đại, Anh luôn được cộng đồng quốc tế khen ngợi về môi trường sáng tạo và đầy thử thách, giúp thúc đẩy sinh viên trở thành những công dân toàn diện.

Với những thông tin trên, mong đã giúp bạn đã giải đáp được câu hỏi đi du học để làm gì và nếu bạn đã xác định được mong muốn du học bản thân và tìm kiếm các cơ hội du học tại các trường đại học xịn sò trên thế giới thì bạn có thể đến với SBS – trường đào tạo kinh doanh thực chiến có hệ thống liên kết với các trường đại học trên quốc tế. SBS luôn sẵn sàng tư vấn để bạn có hành trang vững vàng nhất trên con đường du học. Liên hệ ngay với đội ngũ đào tạo tại website SBS để nhận được thông tin chi tiết hơn.

Trong đó, ngành rau quả và lúa gạo đang được kỳ vọng sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu kỷ lục nhờ mức tăng trưởng vượt trội trong 9 tháng đầu năm; ngành thủy sản có nhiều khả năng phục hồi mạnh mẽ trong những tháng tới...

Năm 2023, ngành nông nghiệp phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3,0-3,5%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản khoảng 54 tỷ USD. Kết thúc quý III/2023, nhiều ngành hàng nông sản đã có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ; nhiều ngành hàng có cơ hội tăng tốc nhanh trong quý IV/2023.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phùng Ðức Tiến

9 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nhóm nông sản đạt 19,54 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó xuất khẩu rau quả đạt 4,2 tỷ USD, tăng 71,8%; gạo đạt 3,66 tỷ USD, tăng 40,4%; hạt điều 2,61 tỷ USD, tăng 14,3%; cà-phê 3,16 tỷ USD, tăng 1,9%. Nhóm sản phẩm chăn nuôi ước đạt 369 triệu USD, tăng 26,4%. Giá xuất khẩu bình quân một số nông sản chính có mức tăng khá cao như: giá gạo 553 USD/tấn, tăng 14% (có thời điểm lên đến gần 650 USD/tấn), giá cà-phê 2.499 USD/tấn, tăng 9,9%.

Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản tiếp tục duy trì là ba thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 22,1%, tăng 13,8%; Mỹ chiếm 20,7%, giảm 22,6% và Nhật Bản chiếm 7,6%, giảm 7,7%.

Từ sự tăng trưởng mạnh trong xuất khẩu của một số ngành hàng đã tạo động lực cho sản xuất trong nước. Tính đến hết tháng 9/2023, cả nước gieo cấy được 6.855,3 nghìn ha lúa, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước nhưng năng suất bình quân đạt 62,6 tạ/ha, tăng 1,6 tạ/ha nên sản lượng thu hoạch vẫn tăng 1,4%, đạt 33,6 triệu tấn. Cục trưởng Trồng trọt Nguyễn Như Cường cho biết, đây chính là nguồn cung gạo hàng hóa dồi dào cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam; đồng thời vẫn bảo đảm an ninh lương thực trong nước.

Từ cuối tháng 7/2023, giá gạo xuất khẩu trên thế giới liên tục biến động ở mức cao, khan hiếm hàng hóa, nhưng Việt Nam vẫn cung ứng đủ lượng gạo cho các hợp đồng xuất khẩu và tiêu dùng, dự trữ trong nước. Cục Trồng trọt đang theo dõi sát tình hình thời tiết để chỉ đạo thời vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp; tập trung triển khai kế hoạch sản xuất vụ thu đông năm 2023 để gia tăng sản lượng lúa cả nước.

Ðối với ngành thủy sản, thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 9/2023 ước đạt 862 triệu USD, tương đương cùng kỳ năm 2022 và tăng nhẹ 16 triệu USD so với tháng trước. Hết quý III/2023, xuất khẩu thủy sản đạt 6,64 tỷ USD, giảm 21,7% so với cùng kỳ năm 2022. Cũng trong tháng 9, xuất khẩu tôm và cá ngừ đều đạt mức tương đương với tháng 9/2022. Ðáng chú ý là sự hồi phục của mặt hàng cá tra với mức tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản những tháng gần đây có dấu hiệu hồi phục so với những tháng trước; trong đó xuất khẩu sang thị trường chủ lực là Mỹ và Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng dương trong hai tháng trở lại đây. Một số thị trường như Nhật Bản, Australia, Canada đang tăng nhập khẩu tôm từ Việt Nam. Xuất khẩu cá tra cũng đang có xu hướng hồi phục dần ở các thị trường Trung Quốc, Mexico, Brazil, Hà Lan, Anh và Mỹ... Tính đến hết tháng 9/2023, xuất khẩu thủy sản sang tốp 3 thị trường lớn nhất là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản đều đã vượt mốc 1 tỷ USD, lần lượt đạt 1,2 tỷ USD, 1,15 tỷ USD và gần 1,1 tỷ USD.

Thị trường xuất khẩu thủy sản khởi sắc cũng tạo động lực cho người nuôi thả nuôi mới; khai thác biển cơ bản giữ ổn định do thời tiết thuận lợi. Sản lượng thủy sản 9 tháng năm 2023 đạt 6.796,7 nghìn tấn, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Chuẩn bị đóng gói bưởi xuất khẩu tại Công ty Vina T&T Group. (Ảnh THÙY AN)

Tận dụng cơ hội thị trường dịp cuối năm

Dự báo, những tháng cuối năm, thị trường tiêu thụ nông sản thế giới sẽ tiếp tục phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ, tạo cơ hội cho nhiều ngành hàng gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Ðáng kể nhất chính là ngành hàng rau quả. Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, 9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu rau quả ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao ở hầu hết các chủng loại hàng hóa. Dự kiến cả năm 2023, kim ngạch xuất khẩu rau quả có thể vượt con số 5 tỷ USD. Trong đó điển hình là trị giá xuất khẩu trái sầu riêng tăng mạnh và liên tục ghi nhận ở mức cao.

Tính riêng 8 tháng đầu năm 2023, trị giá xuất khẩu sầu riêng đạt 1,28 tỷ USD, tăng 708,4% so với cùng kỳ năm 2022. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu sầu riêng chính của Việt Nam. Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam Ðặng Phúc Nguyên cho rằng, theo tín hiệu thị trường, giá và sản lượng sầu riêng xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới do nhu cầu tiêu dùng của Trung Quốc vẫn được dự báo còn tăng mạnh.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với sầu riêng Việt Nam là phải xây dựng được các tiêu chuẩn chất lượng phù hợp trong bối cảnh hiện tại. Ngoài sản phẩm tươi, ngành hàng còn cần phát triển thêm các mặt hàng chế biến, đồng thời quy hoạch chặt chẽ việc phát triển diện tích trồng sầu riêng trên cả nước để ổn định năng suất, chất lượng, đáp ứng đúng, đủ quy định của các thị trường xuất khẩu.

Cùng với rau quả, gạo, thủy sản, cà-phê cũng đang có nhiều cơ hội tăng trưởng trong những tháng cuối năm. VASEP dự báo, xuất khẩu thủy sản năm 2023 sẽ đạt kim ngạch khoảng 9,2-9,3 tỷ USD. Các doanh nghiệp thủy sản cũng đang nỗ lực bảo đảm nguồn cung để đón “làn sóng” tiêu dùng thủy sản quay trở lại vào dịp cuối năm sau khi một số nền kinh tế thế giới có xu hướng phục hồi, hàng tồn kho thủy sản của nhiều thị trường cũng đã cạn đẩy nhu cầu nhập khẩu lên cao.

Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục giữ mức cao cũng là lực đẩy mạnh mẽ cho ngành hàng này tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu với mục tiêu mới là hơn 4 tỷ USD cho cả năm 2023. Cuối tháng 10/2023, thực hiện Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương sẽ tổ chức đoàn giao dịch thương mại mặt hàng gạo tại Trung Quốc nhằm tìm hiểu hệ thống và cách thức phân phối, bán lẻ và tiêu thụ của người tiêu dùng Trung Quốc, từ đó xây dựng phương thức thâm nhập trực tiếp, gia tăng thị phần tại thị trường tiềm năng này.

Về vấn đề hợp tác quốc tế, phát triển thị trường thúc đẩy tiêu thụ chung cho các mặt hàng nông sản, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Ðức Tiến cho biết thêm: Thời gian tới, bộ tiếp tục xử lý các vấn đề thị trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Mỹ, Liên minh châu Âu... Trong đó, tận dụng hiệu quả lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản chủ lực; đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp ký kết các đơn hàng xuất khẩu mới.

Lãnh đạo Cộng hòa Chile coi việc củng cố lực LLVT của nước này là một yếu tố rất quan trọng, góp phần vào công cuộc phát triển đất nước, đẩy mạnh và đa dạng hóa quan hệ với các nước khác. Theo quy định của Hiến pháp Chile, Tổng tư lệnh tối cao của LLVT nước này là Tổng thống.

Chile mua vũ khí và trang thiết bị quân sự chủ yếu từ Mỹ và Israel. Ngoài ra, một số thiết bị được mua ở Tây Âu và Brazil. Tỷ lệ thiết bị quân sự cũ trong quân đội Chilê ít hơn nhiều so với hầu hết các quốc gia Mỹ Latinh.

Lục quân Chile sở hữu một lượng lớn xe tăng hùng mạnh tại Mỹ Latinh. Trong trang bị của lực lượng này có 172 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard- 2A4 và 105 xe tăng Leopard-1A5. Ngoài ra, Lục quân Chile còn có 411 xe chiến đấu bộ binh (266 xe Marders của Đức và 145 chiếc AIFV của Hà Lan), 23 xe chiến đấu trinh sát (15 chiếc VAP của Pháp và 8 M113CR của Mỹ) và có không ít hơn 700 xe bọc thép chở quân, trong đó có 472 xe bọc thép chở quân bánh xích M113A1/2, 205 chiếc Piranha cùng 20 xe Roland của Thụy Sĩ và 21 xe VBCL của Pháp.

Lục quân Chile được trang bị 59 khẩu pháo tự hành, trong đó có 48 pháo tự hành 155mm M109 của Mỹ và 11 pháo tự hành cũ AMX Mk F3 của Pháp có cùng cỡ nòng. Ngoài ra, Lục quân Chile còn sở hữu hệ thống pháo kéo gồm 82 loại, chủ yếu là pháo 105mm M-56 của Ys, 16 pháo 105mm M101A1 của Mỹ, 12 pháo 155mm M-68 và M-71 của Israel. Bên cạnh đó, trong thành phần chiến đấu của Lục quân Chile còn có 900 loại pháo cối với các kích cỡ khác nhau, trong đó có các loại pháo cối tự hành, chủ yếu do Công ty FAMAE của Chile sản xuất. Bên cạnh đó, Lục quân Chile còn có 12 hệ thống pháo phản lực bắn loạt LAR-160 cỡ nòng 160mm và 55 tên lửa chống tăng Spike của Israel.

Lục quân Chile sở hữu một hệ thống phòng không tương đối đa dạng, gồm 2 tổ hợp tên lửa phòng không Krotal của Pháp, 8 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Blowpipe của Anh và 40 tổ hợp phòng không tự hành TSM-20 của Israel (gắn trên khung gầm xe bọc thép chở quân Piranha).

Không quân Chile đảm nhận nhiều nhiệm vụ căn bản, bao gồm giành và duy trì ưu thế trên không; bảo vệ các trung tâm hành chính và chính trị của đất nước, các cơ sở và khu vực quan trọng, cũng như các nhóm binh lính và thiết bị khỏi bị đòn tấn công từ trên không; hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị của Lục quân và Hải quân; tiến hành trinh sát; chuyển binh lính và hàng hóa bằng đường hàng không; thả lính biệt kích từ trên máy bay xuống.

Hệ thống phòng không trên mặt đất của Không quân Chile gồm có 3 tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung NASAMS của Na Uy, được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu khí động học ở độ cao thấp và trung bình (0,03-16 km). Ngoài ra, Không quân Chile còn sở hữu 12 tổ hợp tên lửa phòng không Migal của Pháp, 44 tổ hợp pháo phòng không tự hành M163 của Mỹ và 90 pháo kéo, trong đó có 66 pháo kéo M167 của Mỹ và 24 pháo Oerlikon GDF-005 của Thụy Sĩ.

Phi đội tấn công của Không quân Chile gồm các máy bay cường kích hạng nhẹ: 12 chiếc A-29B (EMB-314) của Brazil và khoảng 20 chiếc A-36 (C-101) của Tây Ban Nha.

Lực lượng nòng cốt của Không quân Chile là 46 máy bay tiêm kích đa nhiệm khá hiện đại F-16, 12 máy bay tiêm kích “già nua” F-5 của Mỹ. Trong thành phần Không quân Chile còn có 1 máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không trên nền tảng Boeing 707, 5 chiếc máy bay do thám O-2A, 2 máy bay tiếp dầu KC-135E và KS-130R. Đội ngũ máy bay vận tải của Không quân Chile khá đông đảo, chủ yếu là các máy bay do Mỹ sản xuất, trong đó có 5 chiếc C-130, 10 chiếc PA-28, 2 chiếc Boeing-737, 1 chiếc Boeing-767, 4 chiếc Cessna-525, 2 chiếc Gulfstream-4 và Lyrjeta-35A. Dàn máy bay huấn luyện của Không quân Chile gồm có 6 chiếc SR-22T của Mỹ và c 40 chiếc T-35 do chính Chile sản xuất. Không quân Chile cũng sở hữu hơn 40 máy bay trực thăng khác của Mỹ: 18 chiếc UH-1, 17 chiếc Bell-412, 5 Bell-206 và 1 chiếc S-70A.

Hải quân Chile được giao nhiệm vụ bảo vệ các tuyến đường giao thông hàng hải và vùng đặc quyền kinh tế của Chile; đảm bảo sự an toàn cho tàu thuyền đi lại trong vùng eo biển Magellan và Cape Horn; chống lại các nhóm tàu ngầm và tàu mặt nước của địch; hỗ trợ cho lực lượng bộ binh trong vùng ven biển; thực hiện các chiến dịch đổ bộ.

Hải quân Chile sở hữu 4 tàu ngầm, trong đó có 2 tàu ngầm Skorpen và 2 tàu khá hiện đại Thompson. Lực lượng tàu mặt nước gồm có 3 tàu hộ tống Almirante Cochrane, 2 chiếc Almirante Riveros, 2 chiếc Captain Prat và 1 chiếc Williams. Ngoài ra, Hải quân Chile còn sở hữu khá nhiều tàu tuần tra: 6 chiếc Ortiz, 4 chiếc Piloto Pardo, 8 chiếc Grumeti Diaz và có đến 100 tàu làm nhiệm vụ phòng vệ bờ biển.

Chile là quốc gia số một thế giới về sản xuất đồng. Các mỏ đồng lớn nhất đều được xác nhận ở Chile (chiếm khoảng 20% ​​trữ lượng của thế giới). Không có gì đáng ngạc nhiên khi quốc gia này trích một phần thu nhập từ việc bán đồng cho việc xây dựng LLVT. Phó giám đốc Viện Chính trị và Phân tích quân sự Alexander Khramchikhin nhận định, nhờ có doanh thu đáng kể từ xuất khẩu đồng, Chile đã xây dựng được một LLVT tinh gọn và được trang bị đầy đủ vũ khí.