Ở chiều ngược lại, Việt Nam đang đứng vị trí đối tác thương mại thứ 16 của EU và là đối tác thương mại lớn nhất của EU trong khối ASEAN. Tính riêng về xuất khẩu, Việt Nam xếp thứ 11 trong số các nước cung ứng hàng hóa lớn nhất vào EU.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam đang đứng vị trí đối tác thương mại thứ 16 của EU và là đối tác thương mại lớn nhất của EU trong khối ASEAN. Tính riêng về xuất khẩu, Việt Nam xếp thứ 11 trong số các nước cung ứng hàng hóa lớn nhất vào EU.
Giá lúa gạo thị trường Việt Nam sẽ không tăng nếu lưu ý những điều dưới đây
Thị trường lúa gạo ở Việt Nam hiện nay phải đối mặt với các thách thức sau:
Một khi các thách thức được giải quyết, giá lúa gạo thị trường mặc nhiên sẽ được nâng cao. Để làm được điều đó, nó đòi hỏi nhà nước, các doanh nghiệp và người nông dân có sự đồng lòng. Cải tiến và hiện đại hoá quy trình sản xuất cũng như xây dựng thương hiệu là các bước không thể thiếu. Tuy nhiên, “giá trị” hạt gạo mới là tấm giấy thông hành duy nhất giúp nâng giá lúa gạo thị trường và giúp Việt Nam khẳng định vị thế của mình.
Tại Việt Nam, ngành lúa gạo đóng vai trò quan trọng đối với nhiều vấn đề như kinh tế, chính trị – xã hội và môi trường. Tỷ lệ sản xuất lúa gạo trên tổng lượng lương thực có hạt là 88.6% và 7.3% tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thuỷ hải sản vào năm 2017.
Phát huy và kế thừa truyền thống lúa nước, sản xuất gạo được xem là nguồn thu nhập, nguồn cung lương thực chính của nhiều hộ nông dân. Do đó, chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn thường gắn liền với sự phát triển của ngành này.
Ngoài ra, nhờ đổi mới cơ chế quản lý, Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn trong sản xuất lúa gạo. Thành tựu này không chỉ đóng góp vào việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn thúc đẩy xuất khẩu mỗi năm với mức kim ngạch đáng kể. Giá lúa gạo thị trường nhờ đó được tăng cao. Hoạt động này có thể nói đã góp phần không nhỏ vào ngân sách của quốc gia.
Việt Nam dù là một trong số ít những quốc gia có thể kiểm soát và thích ứng với dịch bệnh nhanh chóng. Nhưng Giá lúa gạo thị trường nội địa vẫn có sự tăng nhẹ trong năm 2021.
Ở một số nước, kế hoạch sản xuất bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến ảnh hưởng đến nguồn cung gạo toàn cầu. Tuy nhiên, nhờ sự chủ động ứng biến nhanh, sản lượng gạo nội địa và xuất khẩu nước ta vẫn được đảm bảo. Nhưng cũng nhờ đó mà nguồn cầu lúa gạo tăng cao. Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu. Năm 2021, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam được xếp ở nhóm cao nhất trong số các nước xuất khẩu gạo truyền thống.
Với sức ép đại dịch Covid-19 có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào, nhu cầu tích trữ lương thực dự đoán cũng tăng cao. Điều này góp phần mở ra nhiều cơ hội mới. Khả năng mức giá này có thể được duy trì hoặc có sự tăng trưởng trong năm 2022. Song đây chỉ là hướng phát triển ngắn hạn.
Giá lúa gạo thị trường muốn được nâng cao phải cạnh tranh bằng “giá trị”. Xu thế phát triển bền vững vì thế đã ra đời. Đây là “bước đệm” cho sự phát triển rực rỡ sau này của thị trường lúa gạo ở Việt Nam.
Giá lúa gạo thị trường được dự báo có thể duy trì ở mức giá cao trong năm 2022. Tuy nhiên, giá là “biến phụ thuộc” vào nhiều yếu tố. Vì vậy, nâng cao giá trị bằng xu thế phát triển bền vững là một trong phương hướng tiềm năng nhất. Giá trị chính là tấm giấy thông hành duy nhất giúp Việt Nam nâng tầm vị thế và giá gạo của mình.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong 4 tháng đầu năm đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, xuất khẩu hàng hóa đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ, xuất siêu sang một số thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, EU tăng cao.
Tính riêng trong tháng 4/2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 30,94 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước.
Cả nước ghi nhận có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 86,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó, có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 57,8%. Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu, 4 tháng đầu năm 2024, nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 108,27 tỷ USD, chiếm 87,5%.
Nổi bật là lĩnh vực nông nghiệp. Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết tháng 4, riêng mặt hàng rau quả, xuất khẩu ước đạt 520 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả trong 4 tháng đầu năm của Việt Nam đạt 1,8 tỷ USD, tăng hơn 32% so với cùng kì năm ngoái. Xuất khẩu rau quả giữ mức tăng trưởng cao và có nhiều chuyển biến tích cực về thị trường, đồng thời nâng cao năng lực chế biến. Ngành rau quả đang được kì vọng lập lên kỷ lục xuất khẩu mới trong năm nay.
Xuất khẩu sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc đều tăng trưởng 2 con số. Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 34,1 tỷ USD, tăng 19,1% so với cùng kỳ 2023. Xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 18 tỷ USD, tăng 14,4%; xuất khẩu sang thị trường EU đạt 16,4 tỷ USD, tăng 15%; xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc 8,4 tỷ USD, tăng 10,2%.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 4/2024 ước đạt 30,26 tỷ USD, giảm 2% so với tháng trước và tăng 19,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 115,24 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước.
4 tháng qua, có 20 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 78,9% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó, có 2 mặt hàng nhập khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 39,4%. Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2024, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước đạt 108,33 tỷ USD, chiếm 94%. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 41,6 tỷ USD.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 8,4 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 7,66 tỷ USD).
7 tháng đầu năm 2024, ASEAN là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn thứ ba của Việt Nam với 26,5 tỷ USD, tương ứng tăng 13,3% so với cùng kỳ.
Theo Mekong ASEAN tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê (GSO), trong 7 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang 6 thị trường lớn nhất đạt 345,7 tỷ USD.
Trong 7 tháng đầu năm 2024, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất, cán cân thương mại nghiêng về phía xuất siêu cho Việt Nam với 57,5 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước (YoY). Xuất siêu sang EU ước đạt 20,1 tỷ USD, tăng 19,4% YoY; xuất siêu sang Nhật Bản 1,1 tỷ USD, giảm 14% YoY.
Ngược lại, Việt Nam nhập siêu hàng hóa từ Trung Quốc đạt 45,8 tỷ USD, tăng 65,4% YoY; nhập siêu từ Hàn Quốc 17,7 tỷ USD, tăng 15,7% YoY; nhập siêu từ ASEAN 5,5 tỷ USD, tăng 21% YoY.
Về xuất khẩu, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang 6 thị trường lớn nhất trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt 177,7 tỷ USD. Trong đó, Mỹ là thị trường đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu với 66,1 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường lớn thứ hai với 33,4 tỷ USD, tiếp đến là EU với 29,3 tỷ USD.
ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của Việt Nam với 21 tỷ USD. Đứng sau là Hàn Quốc với 14,4 tỷ USD, Nhật Bản với 13,5 tỷ USD.
Nhìn chung, các thị trường xuất khẩu lớn nhất đều có đà tăng về kim ngạch so với cùng kỳ. Mỹ là thị trường có mức tăng trưởng giá trị cao nhất với +24,4% YoY, tiếp đến là EU với +15,8% YoY, ASEAN với +11,5% YoY.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc cũng tăng 7,6% YoY; Hàn Quốc với +9% YoY và Nhật Bản với 2,8% YoY.
Về nhập khẩu, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ 6 thị trường lớn nhất trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt 168 tỷ USD. Trung Quốc dẫn đầu với 79,2 tỷ USD, tiếp đến là Hàn Quốc với 32,1 tỷ USD.
ASEAN là thị trường nhập khẩu lớn thứ ba với 26,5 tỷ USD, tiếp đến là Nhật Bản với 12,4 tỷ USD. Việt Nam chi 9,2 tỷ USD và 8,6 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ EU và Mỹ.
Trong 6 thị trường nhập khẩu lớn nhất, Trung Quốc là thị trường có mức tăng trưởng cao nhất với +34,9% YoY. Đứng sau là ASEAN với 13,3% YoY, Hàn Quốc với 12,6% YoY. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ EU cũng tăng 8,7% YoY, Mỹ tăng 6,2% YoY và Nhật Bản tăng 4,6% YoY.
Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa ra thế giới đạt 354 tỷ USD, tuy nhiên thị trường ASEAN lại chỉ chiếm 9,2% tỷ trọng. Nếu so với tiềm năng thị trường, con số này chưa thực sự tương xứng.
Tính chung tất cả các thị trường, kim ngạch xuất khẩu tháng 7/2024 của Việt Nam ước đạt 35,92 tỷ USD, tăng 6,7% so với tháng trước, tăng 19,1% YoY. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 9,87 tỷ USD, tăng 9,8% so với tháng 6, tăng 25,9% YoY. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 26,05 tỷ USD, tăng 16,7% YoY.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2024 ước đạt 33,8 tỷ USD, tăng 11% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 12,2 tỷ USD, tăng 11,3%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21,6 tỷ USD, tăng 10,8%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7 tăng 24,7%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 16,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 29,9%.
Tính chung 7 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 226,98 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 63,08 tỷ USD, tăng 21,1%, chiếm 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 163,9 tỷ USD, tăng 13,8%, chiếm 72,2%.
Lũy kế 7 tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 212,9 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 78 tỷ USD, tăng 21,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 134,9 tỷ USD, tăng 16,9%.