Theo quy định tại Quyết định số 868/QĐ-BTP ngày 07 tháng 05 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật Hà Nội có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức như sau
Theo quy định tại Quyết định số 868/QĐ-BTP ngày 07 tháng 05 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật Hà Nội có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức như sau
Hội đồng Trường được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Giáo dục đại học, Điều lệ trường đại học và các văn bản hướng dẫn thi hành.
b) Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng
Hiệu trưởng là người đại diện cho Trường trước pháp luật, chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của Trường trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Trường.
Phó Hiệu trưởng là người giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của Trường; được Hiệu trưởng phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công. Số lượng Phó Hiệu trưởng của Trường theo quy định pháp luật.
c) Hội đồng Khoa học và Đào tạo
Hội đồng Khoa học và Đào tạo có Chủ tịch, thư ký và các thành viên; có số lượng thành viên là số lẻ từ 11 đến 25 thành viên, bao gồm: Hiệu trưởng, một số phó hiệu trưởng; trưởng của một số khoa, viện, phòng chức năng trong Trường; đại diện giảng viên, nghiên cứu viên của nhà trường có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc trình độ tiến sĩ; một số đại diện các nhà khoa học có liên quan hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trường, không phải giảng viên cơ hữu hoặc cán bộ quản lý cơ hữu của Trường (nếu cần thiết).
Hội đồng Khoa học và Đào tạo được tổ chức và hoạt động theo quy định Luật Giáo dục đại học, Điều lệ trường đại học và các văn bản hướng dẫn thi hành.
d) Các đơn vị trực thuộc Trường:
- Khoa Pháp luật hành chính - nhà nước;
- Khoa Pháp luật thương mại quốc tế;
- Phòng Quản lý khoa học và trị sự Tạp chí;
- Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo;
- Trung tâm Thông tin thư viện;
- Trung tâm Công nghệ thông tin;
Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị tại điểm d khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các đơn vị trực thuộc Trường do Hiệu trưởng quy định.
đ) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn thể và tổ chức xã hội
- Đảng bộ Trường Đại học Luật Hà Nội;
- Công đoàn Trường Đại học Luật Hà Nội;
- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Trường Đại học Luật Hà Nội;
- Hội Cựu chiến binh Trường Đại học Luật Hà Nội;
- Chi hội Luật gia Trường Đại học Luật Hà Nội;
- Hội Sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội.
Đảng bộ, các đoàn thể và các tổ chức xã hội của Trường được thành lập, tổ chức và hoạt động theo điều lệ của Đảng, điều lệ của các đoàn thể, tổ chức xã hội và theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
2. Biên chế công chức và số lượng người làm việc
Biên chế công chức và số lượng người làm việc tại các đơn vị theo điểm d khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
Trách nhiệm và mối quan hệ công tác giữa Trường với Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan được thực hiện theo Quy chế làm việc của Bộ Tư pháp và các quy định cụ thể sau:
1. Trường chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng và Thứ trưởng được Bộ trưởng phân công phụ trách, có trách nhiệm tổ chức thực hiện, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về kết quả giải quyết công việc được giao.
2. Trường là đầu mối giúp Lãnh đạo Bộ thực hiện quan hệ với Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức khác trong lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Trường. Trường chịu trách nhiệm độc lập về các quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quan hệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Trường theo quy định pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 Quyết định này, nếu phát sinh những vấn đề có liên quan đến các đơn vị thuộc Bộ thì Trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị đó để giải quyết.
Khi có yêu cầu của các đơn vị thuộc Bộ về việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trường thì Trường có trách nhiệm phối hợp giải quyết.
Trường hợp phát sinh vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc có ý kiến khác nhau giữa Trường với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ thì Hiệu trưởng có trách nhiệm báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách trực tiếp.
4. Quan hệ công tác giữa Trường và một số đơn vị liên quan thuộc Bộ Tư pháp:
a) Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng và thực hiện các đề án, chương trình, kế hoạch công tác về tổ chức, biên chế, quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý sử dụng đội ngũ công chức, viên chức và quy mô tuyển sinh, đào tạo cán bộ pháp luật của Trường theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.
b) Chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính xây dựng và thực hiện các kế hoạch, dự toán ngân sách nhà nước và các hoạt động tài chính có liên quan theo quy định của pháp luật.
c) Chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế xây dựng các đề án, chương trình, kế hoạch hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Trường theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.
d) Chủ trì, phối hợp với Viện Khoa học pháp lý xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học của Trường theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.
đ) Phối hợp với các đơn vị xây dựng pháp luật của Bộ Tư pháp trong việc xây dựng, thẩm định, góp ý văn bản thuộc chức năng, nhiệm vụ của Trường theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp.
e) Phối hợp với các cơ sở đào tạo thuộc Bộ trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học thuộc phạm vi quản lý của Trường.
g) Phối hợp với các đơn vị khác thuộc Bộ thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và quy chế làm việc của Bộ Tư pháp.
5. Quan hệ công tác giữa Trường với các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và chính quyền địa phương được thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Địa chỉ: 87 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Bạn muốn tạo cho mình những cơ hội thành công tốt nhất trong tương lai? Hãy du học tại Pháp!
Pháp là một đất nước xinh đẹp đón tiếp mỗi năm hơn 80 triệu du khách, điều đó làm cho Pháp trở thành điểm đến du lịch đầu tiên trên thế giới. Đặc biệt, Pháp thu hút nhiều sinh viên quốc tế.
Pháp được biết đến không chỉ vì truyền thống cởi mở, văn hoá, nghệ thuật, ẩm thực, các ngành công nghệ cao, mà còn vì hệ thống giáo dục xuất sắc và dễ tiếp cận của nước này.
Dễ tiếp cận bởi vì chính phủ Pháp trả học phí cho sinh viên ở các trường công, và hỗ trợ cho sinh viên về nhà ở, đi lại, các hoạt động văn hoá và thể thao. Và điều này áp dụng cho cả sinh viên Pháp và sinh viên nước ngoài.
Vì vậy bạn hãy gia nhập đội ngũ 6000 sinh viên Việt Nam đang học tại Pháp!
Thật dễ dàng: nhờ vào trang web Etudes en France, bạn có thể gửi tất cả các hồ sơ của bạn cùng một lúc. Thật đơn giản và nhanh chóng.
Và nếu bạn gặp khó khăn, cần trợ giúp hoặc tư vấn, đội ngũ nhân viên của Campus France Vietnam sẽ giúp bạn.
Campus France Vietnam là dịch vụ chính thức của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, hỗ trợ sinh viên Việt Nam trong dự án du học của họ tại Pháp. Các nhân viên của Campus France Vietnam phục vụ bạn tại Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Viện Pháp tại Hà Nội (tiếng Pháp: Institut Français de Hanoï) là một bộ phận trực thuộc Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, do Bộ Ngoại giao và Phát triển Quốc tế Pháp làm chủ quản.
Dưới sự điều hành của Tham tán Văn hóa và Hợp tác kiêm Giám đốc Viện Pháp tại Việt Nam, cùng với Bộ phận Hợp tác và Hoạt động Văn hóa của Đại sứ quán Pháp, Viện Pháp tại Việt Nam phát triển các hoạt động hợp tác song phương trong các lĩnh vực sau :
Viện Pháp tại Việt Nam là một cơ sở mà nguồn ngân sách được tài trợ phần lớn bởi Bộ Ngoại giao và Phát triển Quốc tế Pháp.
Nhiệm vụ của Viện Pháp tại Việt Nam là góp phần mang ảnh hưởng của nước Pháp tới Việt Nam trong các lĩnh vực được nêu trên đây.
Giá trị và sứ mệnh của Viện Pháp là nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Pháp và Việt Nam, đồng thời hỗ trợ các dự án của Việt Nam trong những lĩnh vực thế mạnh của Pháp.
Viện Pháp tại Việt Nam gồm khoảng một trăm nhân viên người Việt và người Pháp.
Trụ sở của Viện Pháp tại Việt Nam được đặt tại Hà Nội (ở hai địa điểm : Đại sứ quán Pháp và Viện Pháp tại Hà Nội), Huế, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh (nơi chúng tôi làm việc với Viện Trao đổi văn hóa ngôn ngữ với Pháp – IDECAF).
Viện Pháp tại Hà Nội ban đầu có tên Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội, được khai trương vào ngày 7 tháng 10 năm 2004 với sự có mặt của Tổng thống Pháp Jacques Chirac[1]. Viện có địa chỉ tại 24 Tràng Tiền, được xây từ trụ sở của Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Pháp (AACVF), trước đó là xưởng in của báo Nhân dân. Từ năm 2011, chính phủ Pháp thành lập hệ thống Viện Pháp (Institut français) trên toàn thế giới, và Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội trở thành cơ quan trực thuộc Bộ ngoại giao Pháp và Bộ Văn hóa Pháp. Viện được đổi tên chính thức thành Viện Pháp tại Hà Nội vào năm 2015. Từ tháng 5/2022, Viện Pháp tại Hà Nội chuyển sang địa điểm mới tại: 15 Thiền Quang, Hai Bà Trưng, Hà Nội (Trung tâm dạy tiếng Pháp và thư viện đa phương tiện) và 8 Thiền Quang, Hai Bà Trưng, Hà Nội (bộ phận Campus France).
Trung tâm cung cấp các khoá học tiếng Pháp cho các đối tượng thiếu nhi, thiếu niên và người lớn, với các lớp tổng quát từ cơ bản đến nâng cao, các lớp luyện thi chứng chỉ, cũng như các lớp theo yêu cầu.
Các kì thi tiếng Pháp được tổ chức tại trung tâm:
Tại Viện Pháp tại Hà Nội thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hoá như trình diễn nghệ thuật, chiếu phim, hội thảo và các lễ hội.
Hàng tuần, vào lúc 20 giờ tối thứ sáu, trung tâm trình chiếu một bộ phim Pháp hoặc Việt Nam có kèm phụ đề.
Nghệ thuật biểu diễn bao gồm các buổi trình diễn âm nhạc: rock, jazz, nhạc đương đại, nhạc điện tử, diễn kịch,... Ngoài ra còn có nghệ thuật thị giác, gồm những chuỗi triển lãm các tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ Việt, Pháp và quốc tế.
Trung tâm còn tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề thuộc các lĩnh vực văn hoá, văn học, giáo dục,... Các ngày hội lớn của Cộng đồng Pháp ngữ cũng thường xuyên được tổ chức tại đây.
Thư viện của trung tâm phục vụ việc tìm kiếm tài liệu, nghiên cứu, học tập của bạn đọc tại Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận. Thư viện có trên 27.000 tài liệu để bạn đọc có thể tra cứu tại chỗ hoặc mượn về, với các đầu sách được sắp xếp theo các lĩnh vực khoa học kĩ thuật, xã hội, ngôn ngữ, nghệ thuật, tạp chí,... Các loại tài liệu nghe nhìn như băng đĩa, DVD cùng với các thiết bị hỗ trợ như máy vi tính, đầu đọc đĩa đều được trang bị đầy đủ.
Campus France (Văn phòng phụ trách du học của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam) có nhiệm vụ: