Những chiến công của Hải quân nhân dân Việt Nam đã đi vào lịch sử dân tộc, lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng và trở thành biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đó là chiến thắng trận đầu ngày 2 và ngày 5-8-1964; chiến thắng vang dội của lực lượng đặc công hải quân trên chiến trường sông, biển; chiến công của những con tàu không số làm nên huyền thoại Đường Hồ Chí Minh trên biển... Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, lực lượng hải quân phối hợp cùng các lực lượng khác thần tốc, táo bạo, bất ngờ tiến công giải phóng quần đảo Trường Sa và các đảo trên vùng biển miền Trung, Tây Nam của Tổ quốc. Đồng thời, hoàn thành nghĩa vụ quốc tế với các nước anh em. Trong thời kỳ đổi mới, hình ảnh những chiến sĩ hải quân với bản lĩnh thép, kiên cường, dũng cảm đối mặt với hiểm nguy, kiên quyết đấu tranh với những hành động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của nước ta trên các vùng biển, đảo đã khắc sâu trong tâm trí, là niềm tự hào, làm xúc động hàng triệu trái tim người Việt Nam và bạn bè yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Những chiến công của Hải quân nhân dân Việt Nam đã đi vào lịch sử dân tộc, lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng và trở thành biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đó là chiến thắng trận đầu ngày 2 và ngày 5-8-1964; chiến thắng vang dội của lực lượng đặc công hải quân trên chiến trường sông, biển; chiến công của những con tàu không số làm nên huyền thoại Đường Hồ Chí Minh trên biển... Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, lực lượng hải quân phối hợp cùng các lực lượng khác thần tốc, táo bạo, bất ngờ tiến công giải phóng quần đảo Trường Sa và các đảo trên vùng biển miền Trung, Tây Nam của Tổ quốc. Đồng thời, hoàn thành nghĩa vụ quốc tế với các nước anh em. Trong thời kỳ đổi mới, hình ảnh những chiến sĩ hải quân với bản lĩnh thép, kiên cường, dũng cảm đối mặt với hiểm nguy, kiên quyết đấu tranh với những hành động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của nước ta trên các vùng biển, đảo đã khắc sâu trong tâm trí, là niềm tự hào, làm xúc động hàng triệu trái tim người Việt Nam và bạn bè yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Cảng biển là cảng nằm ở bờ biển có các trang thiết bị phục vụ cho việc bốc dỡ hàng hóa hoặc nơi đón hoặc đưa hành khách đi lại bằng đường thủy. Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
Cảng biển bao gồm các cầu tàu ở một khu nước có độ sâu và rộng nhất định phục vụ cho tàu neo đậu hoặc cập bờ. Các cảng biển thường là cảng nước sâu phục vụ tàu vận tải lớn với tải trọng cao. Theo đối tượng hàng hóa phục vụ, cảng hàng hóa có thể được chia thành nhiều loại cảng chuyên dụng như cảng hàng rời, cảng công ten nơ, cảng nhiên liệu.
Các dịch vụ và thủ tục ở cảng gồm: dịch vụ bốc dỡ, dịch vụ bến bãi và kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ vận chuyển trong cảng và bên ngoài cảng, thủ tục thông quan.
Cảng quốc tế trong tiếng Anh được hiểu là International port.
Cảng biển quốc tế là cảng biển phục vụ cho nhu cầu vận tải đường thủy trong nước và quốc tế. Các cảng biển quốc tế lớn của Việt Nam như:
Cảng Hải Phòng là một trong những cảng lớn nhất cả nước với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, hệ thống máy móc tiên tiến. Đồng thời có vị trí thuận lợi cho việc giao dịch thương mại quốc tế. Theo thống kê mỗi năm cảng Hải Phòng vận chuyển, tiếp nhận 10 triệu tấn hàng hóa.
Tên bến cảng tại cảng biển Hải Phòng
Bến cảng Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng
Bến cảng container Vip Greenport
Bến cảng khí hóa lỏng Thăng Long
Bến cảng công ty Hóa dầu quân đội (Mipec)
Bến cảng xăng dầu Petec Hải Phòng
Bến cảng Công ty vận tải và cung ứng xăng dầu (Quỳnh Cư)
Bến cảng công nghiệp tàu thủy Nam Triệu
Bến cảng Xăng dầu Đình Vũ (19-9)
Bến cảng Công ty Sông Đà 12 (Tự Long)
Bến cảng DAP (hóa chất Việt Nam)
Bến cảng Đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ
Bến cảng Công ty CP Dầu khí Hải Linh Hải Phòng
Bến cảng Công ty CP Dầu khí Hải Linh Hải Phòng
Bến cảng container Việt Nam (Viconship)
Bến cảng Liên doanh phát triển Đình Vũ
Cảng Vũng Tàu là một trong hai cửa ngõ quốc tế của Việt Nam. Một trong những lợi thế của cảng Vũng Tàu đó là có thể bốc dỡ container nhanh chóng, tiện lợi và an toàn.
Hàng năm, cảng Vũng Tàu đón nhận 30.000 lượt tàu biển cùng trên 70.000 lượt tàu cao tốc. Bên cạnh đó, cảng cũng thực hiện các dịch vụ hàng hải để tàu cập bến, rời đi các cảng khác thuộc địa phận Việt Nam.
Tên bến cảng tại Cảng biển Vũng Tàu
Bến cảng tổng hợp Thị Vải (ODA)
Bến cảng Container quốc tế cảng Sài Gòn - SSA (SSIT)
Bến cảng container quốc tế Cái Mép (ODA)
Bến cảng Container quốc tế cảng Sài Gòn - SSA (SSIT)
Bến cảng container quốc tế Cái Mép (ODA)
Bến cảng dầu K2 (phân cảng dầu Vũng Tàu)
Bến cảng kho xăng dầu Cù Lao Tào
Bến cảng chế tạo dàn khoan dầu khí (PV Shipyard)
Bến cảng chuyên dùng Holcim Thị Vải
Bến cảng thương cảng Vũng Tàu (phân cảng Cát Lở)
Bến cảng Nhà máy đóng tàu Ba Son
Bến cảng quốc tế Sài Gòn Việt Nam (SITV)
Bến cảng Khu công nghiệp Đông Xuyên
Bến cảng kết cấu kim loại và lắp máy dầu khí (PVC-MS)
Bến cảng đạm và dịch vụ dầu khí tổng hợp Phú Mỹ
Bến cảng tổng hợp Thị Vải (ODA)
Bến cảng Container quốc tế cảng Sài Gòn - SSA (SSIT)
Bến cảng container quốc tế Cái Mép (ODA)
Cảng Dung Quất chủ yếu phục vụ nhu cầu vận chuyển, trung chuyển hàng hóa trong nước. Với 8 bến cảng, bao gồm 7 bến đã đi vào hoạt động và 1 bến đang trong quá trình xây dựng, hệ thống này đang đáp ứng được nhu cầu vận chuyển và giao thương trong khu vực.
Hệ thống cảng này có thể tiếp nhận nhiều loại tàu với tải trọng lớn, từ tàu chở hàng đến tàu chở dầu, từ tàu chở dầu thô đến tàu chở container. Sản lượng hàng hóa hàng năm của hệ thống Cảng Dung Quất đạt 18 - 20 triệu tấn, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực logistics và giao thương trong khu vực.
Bến xuất sản phẩm Nhà máy lọc dầu Dung Quất
Cảng Quy Nhơn nằm trong vịnh Quy Nhơn với vị trí thuận lợi cho phép tàu thuyền cập bến thuận tiện suốt các mùa trong năm. Chính vì vậy cảng Quy Nhơn được nhiều doanh nghiệp, chủ tàu trong và ngoài nước lựa chọn để thực hiện tiếp nhận và trung chuyển hàng hóa. Hiện nay cảng Quy Nhơn đã và đang cải thiện chất lượng dịch vụ để có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng.
Tên bến cảng tại cảng biển Quy Nhơn
Cảng cái lân, Quảng Ninh nằm ở trung tâm kinh tế phía Bắc. Đây là cảng biển nước sâu lớn nhất Việt Nam. Với vị trí địa lý thuận lợi có thể thu hút các dự án xây dựng và kinh doanh dịch vụ cảng. Cảng Cái Lân được trang bị hệ thống đường biển, đường bộ tiên tiến giúp giảm tỷ lệ ảnh hưởng bởi thiên tai. Cảng Cái Lân đã và đang phát triển, mở rộng qua từng năm.
Đứng đầu bảng xếp hạng là cảng Yokohama (Nhật Bản), xếp thứ 2 là cảng King Abdullah (Saudi Arabia) và đứng thứ 3 là cảng Chiwan (Thâm Quyến, Trung Quốc).
Đặc biệt, trong top 50 cảng có tên 3 cảng của Việt Nam. Cụ thể, cảng Cái Lân (Quảng Ninh) đứng ở vị trí thứ 46, cảng Hải Phòng đứng ở vị trí số 47 và cảng Cái Mép (cảng Tân Cảng Cái Mép) đứng vị trí thứ 49.
Một trong những lý do quan trọng, giúp cảng Cái Lân có mặt ở vị trí thứ 46 là do năng suất xếp dỡ container của Cảng container quốc tế Cái Lân (CICT Cái Lân) - đơn vị hoạt động tại cảng Cái Lân ngày càng được cải thiện. Với 6 cẩu giàn, khu vực bãi lưu hàng rộng 14ha và được trang bị loại cẩu mép bến loại Post Panamax, CICT Cái Lân có năng suất xếp dỡ đạt từ 33 - 35 container/cẩu/giờ, có thời điểm lên đến 40 container/cẩu/giờ. Thời gian giải phóng tàu 5.000 TEU chỉ mất hơn một ngày.
Cảng Sài Gòn đóng một vai trò quan trọng chủ chốt trong ngành xuất khẩu, nhập khẩu của miền Nam Việt Nam. Cảng Sài Gòn bao gồm: Tân Cảng, Cát Lái, Cái Mép, Hiệp Phước. chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng nền kinh tế của khu vực Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc, bị ảnh hưởng khá lớn bởi hoạt động của cảng Sài Gòn.
Cảng Cửa Lò, Nghệ an là cảng nằm trong khu vực Bắc Trung bộ. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, công ty trong nước đặc biệt là các doanh nghiệp, công ty ở khu vực Bắc Trung bộ. Ngoài ra Cửa Lò còn phục vụ cho nhu cầu xuất nhập khẩu của các đơn hàng đến từ lào và Đông Bắc Thái Lan.