Chủ Đề Của Văn Bản Một Người Hà Nội

Chủ Đề Của Văn Bản Một Người Hà Nội

Truyện xoay quanh nhân vật cô Hiền, một “hạt bụi vàng” của thủ đô nghìn năm văn hiến. Cô xinh đẹp, thông minh, lại sinh ra trong một gia đình giàu có lương thiện khiến nhân vật “tôi” phải trân trọng, ngưỡng mộ. Thời trẻ, cô mở một xa-lông văn học, giao lưu với khách văn chương trí thức. Đến tuổi lập gia đình, cô chọn một ông giáo Tiểu học trong sự ngỡ ngàng của biết bao người. Suốt thời kháng chiến chống Pháp, vợ chồng cô vẫn sống ở Hà Nội một cách đường hoàng, sung túc, sinh hoạt nền nếp, lễ nghi bất chấp xung quanh đói khổ, buông tuồng. Cô Hiền làm nghề hoa giấy và có cái mặt tư sản nhưng không bị cải tạo vì cô chẳng bóc lột ai. Khi người con cả xin vào chiến trường, cô không ngăn cản. Cậu thứ hai thi được điểm cao nên trường giữ lại. Năm 1975, con cả của cô trở về và đã là thượng úy. Cô Hiền tổ chức bữa ăn bạn bè như mấy chục năm nay cô vẫn làm mỗi tháng. Nhân vật “tôi” chuyển vào Sài Gòn sinh sống nhưng cứ ra Hà Nội lại ghé vào thăm cô Hiền. “Tôi” tỏ ý buồn phiền về lối ứng xử xuống cấp của người Hà Nội thời nay. Cô Hiền kể cho anh nghe chuyện cây si bật gốc vì bão ở đền Ngọc Sơn.

Truyện xoay quanh nhân vật cô Hiền, một “hạt bụi vàng” của thủ đô nghìn năm văn hiến. Cô xinh đẹp, thông minh, lại sinh ra trong một gia đình giàu có lương thiện khiến nhân vật “tôi” phải trân trọng, ngưỡng mộ. Thời trẻ, cô mở một xa-lông văn học, giao lưu với khách văn chương trí thức. Đến tuổi lập gia đình, cô chọn một ông giáo Tiểu học trong sự ngỡ ngàng của biết bao người. Suốt thời kháng chiến chống Pháp, vợ chồng cô vẫn sống ở Hà Nội một cách đường hoàng, sung túc, sinh hoạt nền nếp, lễ nghi bất chấp xung quanh đói khổ, buông tuồng. Cô Hiền làm nghề hoa giấy và có cái mặt tư sản nhưng không bị cải tạo vì cô chẳng bóc lột ai. Khi người con cả xin vào chiến trường, cô không ngăn cản. Cậu thứ hai thi được điểm cao nên trường giữ lại. Năm 1975, con cả của cô trở về và đã là thượng úy. Cô Hiền tổ chức bữa ăn bạn bè như mấy chục năm nay cô vẫn làm mỗi tháng. Nhân vật “tôi” chuyển vào Sài Gòn sinh sống nhưng cứ ra Hà Nội lại ghé vào thăm cô Hiền. “Tôi” tỏ ý buồn phiền về lối ứng xử xuống cấp của người Hà Nội thời nay. Cô Hiền kể cho anh nghe chuyện cây si bật gốc vì bão ở đền Ngọc Sơn.

Một số bài văn mẫu về Một người Hà Nội

Tác phẩm Một người Hà Nội tiêu biểu cho các tác phẩm của Nguyễn Khải sau giai đoạn 1978, vẻ đẹp của hình tượng của cô Hiền tiêu biểu cho nét đẹp và sức sống bất diệt của Hà thành. Đó là một vẻ được thể hiện trong nhiều phương diện: cách ứng xử, cách ăn mặc, cách nuôi con...Để dễ dàng viết những bài văn hoàn chỉnh về tác phẩm này, các em có thể tham khảo các bài văn mẫu dưới đây:

TPO - Chuyên đề này giúp học sinh củng cố những kiến thức cơ bản xoay quanh tác phẩm “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải.

- Hình tượng nhân vật cô Hiền tiêu biểu cho nét đẹp và sức sống bất diệt của văn hoá Hà thành.

- Cảm hứng triết luận - một trong những nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải.

- Nghệ thụât trần thuật và ngôn ngữ kể chuyện đặc sắc.

• Gia đình quan lại sa sút, nghèo.

• Thân phận con vợ lẽ => bị ghẻ lạnh, khinh ghét, chịu nhiều tủi nhục, cay đắng.

- Phải vào đời lăn lộn kiếm ăn nuôi mẹ nuôi em từ nhỏ => sớm gặp phải những trắc trở, gian nan, nhọc nhằn.

Trải nghiệm thời niên thiếu đầy éo le hình thành đặc điểm riêng trong tính cách và sáng tác của nhà văn: nhẫn nhịn, tỉnh táo, sắc sảo, hiểu đời, hiểu người, già dặn, suy tư.

- Tác phẩm chính: Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960), Cha và Con và… (tiểu thuyết, 1979), Thượng đế thì cười (tiểu thuyết, 2004)…

• Hành trình sáng tác của Nguyễn Khải tiêu biểu cho quá trình vận động của văn học dân tộc hơn nửa thế kỉ.

• Nét mới trong cái nhìn nghệ thuật về cuộc đời và con người:

o Trước 1978: cái nhìn tỉnh táo, sắc lạnh, nghiêm ngặt, phân lập đơn chiều; luôn khai thác hiện thực trong thế xung đột, đối lập cũ – mới, ta – địch, tốt – xấu… => khẳng định xu thế vận động (từ bóng tối ra ánh sáng) của cuộc sống mới, con người mới.

Ngòi bút văn xuôi có khuynh hướng chính luận với sức mạnh của lí trí tỉnh táo.

 Cái nhìn đầy trăn trở, chiêm nghiệm, cảm nhận hiện thực xô bồ, hối hả, đầy đổi thay nhưng cũng đầy hương sắc => chuyển mạnh từ hướng ngoại sang hướng nội.

 Lấy việc khám phá con người làm trung tâm => con người cá nhân trong cuộc sống đời thường => nhìn con người trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử, quá khứ dân tộc, gia đình và sự tiếp nối thế hệ => khẳng định, ngợi ca những giá trị nhân văn cao đẹp của cuộc sống và con người hôm nay.

 Cảm hứng triết luận với giọng văn đôn hậu, trầm lắng, nhiều suy nghiệm.

+ Vị trí văn học sử: một trong những cây bút hàng đầu của văn xuôi sau cách mạng tháng Tám năm 1945.

+ “Một người Hà Nội” tiêu biểu cho các sáng tác của Nguyễn Khải ở giai đoạn sau 1978.

+ Xuất thân: gia đình giàu có lương thiện, được dạy dỗ theo khuôn phép nhà quan.

+ Một số đặc diểm thời thiếu nữ: xinh đẹp, thông minh, mở xa lông văn chương, giao du rộng rãi với giới văn nghệ sĩ Hà thành.

+ Quan hệ với người kể chuyện xưng “tôi”: chị em đôi con dì ruột với mẹ già.

+ Được miêu tả trong nhiều thời điểm khác nhau của lịch sử. Trước mỗi thời điểm khác nhau, nhân vật lại có những biểu hiện ứng xử thể hiện nét cá tính đặc biệt, nhất quán:

• Bối cảnh: từ kháng chiến trở về, một Hà Nội “nhỏ hơn trước, vắng hơn trước”.

• Nguyên nhân cô Hiền và gia đình ở lại:

Chủ yếu: “họ không thể rời xa Hà Nội, không thể sinh cơ lập nghiệp ở một vùng đất khác” => sự gắn bó máu thịt với Hà thành.

- Kháng chiến chống Mĩ: yêu thương lo lắng cho con nhưng không hề ngăn cản con nhập ngũ

• Người con cả tình nguyện tòng quân => phản ứng: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng” => Nhận thức sâu sắc.

• Người con thứ theo anh lên đường => phản ứng: “Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”=> “Tao cũng muốn được sống bình đẳng với các bà mẹ khác(…), vui lẻ thì có hay hớm gì” => Ý thức trách nhiệm, lòng tự trọng của một người phụ nữ Việt Nam yêu nước, một người mẹ nhân hậu, vị tha.

- Năm đầu Hà Nội vừa giải phóng

o Tâm lí không đồng nhất: chúng tôi - vui thế, tại sao những người vốn sống ở Hà Nội - chưa thật vui?

• Khi con gọi cháu là “Đồng chí Khải” => cô Hiền chỉnh “anh Khải” => trong khi quán tính số đông vẫn còn phân biệt người cách mạng như những anh hùng trở về thì cô Hiền dường như chỉ chú ý đến mối quan hệ họ hang với “Tôi” => quan hệ bền vững, không chịu bất cứ sự va đập, biến thiên nào của thời cuộc => biết nhận chân giá trị, biết nhìn vào bản chất của vấn đề, dể không bao giờ bị mê muội.

• Khi người cháu hỏi: “Nước độc lập vui quá cô nhỉ?” => phản ứng:

o Trả lời: “Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ” => tỉnh táo, sáng suốt, nhạy bén với hiện thực.

o Nhận xét thẳng thắn, không giấu giếm quan điểm với “người cách mạng” - nhân vật “tôi”: Chính phủ can thiệp nhiều vào việc của dân quá => trung thực, có cái nhìn sâu sát về thời cuộc.

 Tính cách nhân vật được bộc lộ qua nhiều tình huống khác nhau, trong nhiều thời điểm lịch sử.

 Số phận con người gắn với từng biến chuyển lớn của lịch sử dân tộc => Cái nhìn hiện thực mới mẻ: phản ánh số phận dân tộc qua số phận một cá nhân.

 Trải qua bao thăng trầm của thời thế, bản chất, những nét đẹp của nhân vật vẫn thống nhất, không bị phôi pha => thời gian là thứ nước rửa ảnh làm nổi rõ hình sắc nhân vật.

+ Có bộ mặt tư sản, một cách sống rất tư sản, nhưng lại không bóc lột ai cả thì làm sao gọi là tư sản được

• Cái ở: ở rộng quá, một tòa nhà tọa lạc ngay ngay tại một đường phố lớn, hướng nhà nhìn thẳng ra cây si cổ thụ và hậu cung của đền Ngọc Sơn.

• Cái ăn: “không giống với số đông” => so sánh với lối ăn uống bình dân của gia đình “tôi”

=> Khẳng định: “Cô Hiền đích thị là tư sản”.

- Không bóc lột ai cả thì làm sao gọi là tư sản:

• Cửa hàng chỉ buôn hoa giấy do chính tay bà làm và các con phụ giúp.

• Đối xử với người làm: vì chủ tớ cần dựa nhau, tình nghĩa như người trong họ.

+ Thông minh, tỉnh tảo và thức thời:

- Năm 1956, bán một trong hai ngôi nhà cho người kháng chiến ở.

-  “Chú tuy chưa già nhưng đành để ngồi chơi, các em sẽ đi làm cán bộ, tao sẽ phải nuôi một lũ ăn bám, dù họ có đủ tài để không phải sống ăn bám”

- Ứng xử với chính sách cải tạo tư sản của nhà nước

•  Chồng muốn mua máy in => ngăn cản vì nhận rõ việc làm này sẽ vi phạm chính sách.

• Mở cửa hàng đồ lưu niệm để đảm bảo “đủ ăn” mà không bóc lột bất kì ai.

- Không có lòng tự ái, sự ganh đua, thói thời thượng, không có cái lãng mạn hay mơ mộng viển vông.

- Đã tính là làm, đã làm là không để ý đến lời đàm tiếu của thiên hạ => bản lĩnh, có lập trường.

- Đi lấy chồng: dù giao du rộng nhưng chọn làm vợ một ông giáo cấp Tiểu học hiền lành, chăm chỉ => cả Hà Nội “kinh ngạc”.

- Tính toán cả chuyện sinh đẻ sao cho hợp lí, đảm bảo tương lai con cái.

+ Trân trọng, nâng niu, gìn giữ truyền thống văn hoá người Hà Nội:

- Dặn dò bọn trẻ: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng”.

- Coi việc giữ gìn nếp sống là một cách “tự trọng, biết xấu hổ”.

+ Là hạt bụi vàng của Hà Nội: Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng => biểu tượng của vẻ đẹp tinh tế, sức sống bất diệt của văn hoá Hà Thành.

b.  Những người Hà Nội khác và suy nghiệm triết học:

+ Những người Hà Nội khác: Chia làm hai tuyến.

• Dũng, Tuất: những thanh niên yêu nước, quả cảm.

• Mẹ Tuất: bà mẹ Việt Nam nhân hậu, giàu đức hi sinh.

=> Những con người cùng với cô Hiền tiếp lửa cho ngọn đuốc văn hoá truyền thống của đất kinh kì cháy sáng.

- Những con người tạo nên những nhận xét “không mấy vui vẻ” của “tôi” về Hà Nội.

• Ông bạn trẻ đạp xe như gió: làm xe người ta suýt đổ, lại phóng xe vượt qua rồi quay lại chửi một người đáng tuổi bác tuổi chú “tiên sư cái anh già” => thô tục, vô văn hóa, không biết lễ độ.

• Những người mà nhân vật tôi quên đường hỏi thăm :”có người trả lời, là nói sõng hoặt hất cằm, có người cứ giương mắt nhìn mình như con thú lạ” chỉ vì “ông ăn mặc tẩm như thế lại đi xe đạp họ khinh là phải, thử đội mũ dạ, áo ba-đờ-xuy, cưỡi cái Cúp xem, thưa gửi tử tế ngay” => hám lợi, bị danh vị, hình thức, tiền tài cám dỗ => lối ứng xử trọc phú, không còn nét hào hoa, thanh lịch của người Hà Nội.

 Phản đề của nhân vật cô Hiền.

 Cái nhìn thẳng thắn vào sự thật, đặt ra những vấn đề đáng trăn trở => hướng đi mới của văn học:

“Tôi thích cái ngày hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang, bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ và màu đen. Đầy rẫy những biến động, những bất ngờ, mới là mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút thỏa sức khai vỡ” (Gặp gỡ cuối năm – Tiểu thuyết).

+ Suy nghiệm triết học: Hình ảnh cây si bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh

- Cây si: biểu tượng của văn hóa, nét cổ kính, linh thiêng của đất kinh kì ngàn năm văn hiến.

-  Đổ nghiêng tán cây đè lên hậu cung, một phần bọ rễ bật đất chổng ngược lên trời => sự biến thiên của lịch sử, qui luật nghiệt ngã của tự nhiên.

- Hồi sinh: lại sống. lại trổ ra lá non => niềm tin, lạc quan vào sự phục hồi những giá trị tinh thần của Hà Nội.

Trải đời, tự nhiên, trĩu nặng suy tư, giàu chất khái quát, đa thanh.

+ Điểm nhìn trần thuật: của nhân vật “Tôi” => tăng tính chân thật, khách quan.

- Cô Hiền: ngắn gọn, logic, rõ ràng.

Đề 1: Phân tích nhân vật Cô Hiền trong “Một người Hà Nội”.

Đề 2: Phân tích hình ảnh người Hà Nội trong “Một người Hà Nội”.

Đề 3: Cảm hứng triết luận trong “Một người Hà Nội”.

Phân tích dựa vào Kiến thức cơ bản.

- Những con người lưu giữ nét đẹp văn hoá Hà Nội.

- Nhân vật cô Hiền, Dũng, Tuất, mẹ Tuất

- Những con người tạo nên “nhận xét không mấy vui vẻ” của “tôi” về Hà Nội.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật.

+ Cảm hứng triết luận là gì: bình luận, lí giải, phân tích về một vấn đề thông qua hình tượng nghệ thuật.

+ Phân tích: qua hệ thống nhân vật, làm sang ứng cảm hứng triết luận của Nguyễn Khải.

+ Đánh giá: gắn với phong cách nghệ thuật.

Đỗ Thị Thúy DươngGiáo viên Hocmai.vn

Truyện ngắn Một người Hà Nội đã thể hiện sự trân trọng cũng như khao khát lưu giữ vẻ đẹp văn hóa của người Hà Nội trước những biến động của thời đại.Sau đây, Download.vn sẽ giới thiệu đến bạn đọc đôi nét về Nguyễn Khải, cùng với nội dung của tác phẩm Một người Hà Nội.

- Nguyễn Khải (1930 - 2008), tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải, sinh tại Hà Nội nhưng từng sống ở rất nhiều nơi.

- Năm 1947, ông gia nhập vào đội tự vệ chiến đấu ở thị xã Hưng Yên, sau đó vào bộ đội, làm y tá rồi làm báo.

- Năm 1951, ông làm công tác tuyên huấn ở Phòng chính trị Quân khu III.

- Năm 1952, ông làm Thư ký của tòa soạn báo Chiến sĩ Quân khu III.

- Từ năm 1956, ông công tác ở tòa soạn tạp chí Văn nghệ Quân đội, là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.

- Sau năm 1975, ông chuyển vào sinh sống, công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Khải bắt đầu viết văn từ năm 1950.

- Năm 1951, ông được tặng giải khuyến khích về văn xuôi trong cuộc thi văn nghệ 1951 - 1952.

- Một số tác phẩm: Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960), Một chặng đường (truyện dài, 1962), Họ sống và chiến đấu (ký sự, 1966), Hòa vang (bút ký, 1967), Đường trong mây (tiểu thuyết, 1970)...