Nhà Trần trị vì được 175 năm thì lâm vào suy thoái. Hồ Quý Ly đại thần nhà Trần thâu tóm quyền lực. Năm 1397, Hồ Quý Ly cho xây dựng Tây Đô ở Thanh Hóa, đổi tên Thăng Long thành Đông Đô, buộc vua Trần dời triều đình vào Tây Đô. Trong 10 năm cuối triều Trần nước ta có hai Đô là Tây Đô và Đông Đô.
Nhà Trần trị vì được 175 năm thì lâm vào suy thoái. Hồ Quý Ly đại thần nhà Trần thâu tóm quyền lực. Năm 1397, Hồ Quý Ly cho xây dựng Tây Đô ở Thanh Hóa, đổi tên Thăng Long thành Đông Đô, buộc vua Trần dời triều đình vào Tây Đô. Trong 10 năm cuối triều Trần nước ta có hai Đô là Tây Đô và Đông Đô.
5 tuyến đường sẽ mở mới tại khu vực Bắc Cổ Nhuế - Chèm, theo quy hoạch phân khu đô thị H2-1, Kế hoạch sử dụng đất quận Bắc Từ Liêm năm 2022. Đồ hoạ: Anh Tú
Tuyến số 1 trên thực tế là tuyến đường 6 làn xe, rộng 40 m từ cầu Nhật Tân đến khu công nghiệp Nam Thăng Long. Trong đó, đoạn từ cầu Nhật Tân đến phố Thượng Thụy đã hoàn thành, còn đoạn từ Thượng Thụy đi chung cư IA20 (thuộc khu đô thị Ciputra) đang xây dựng.
Đoạn từ cầu Thăng Long đến Khu công nghiệp Nam Thăng Long chưa triển khai. Đoạn này có điểm đầu trùng nút giao Kẻ Vẽ - Tân Xuân, đi qua đường Đức Thắng gần UBND phường Đông Ngạc, qua trường Tiểu học Đông Ngạc A. Đây là tuyến đường kết nối Vành đai 2 (Võ Chí Công), Vành đai 2,5 (Nguyễn Văn Huyên kéo dài), Vành đai 3 (Phạm Văn Đồng) đến gần Vành đai 4.
Tuyến số 2 (rộng 25 m) và 3 (17,5 m) là hai tuyến đường trục kết nối đường số 1 đến đường Nguyễn Đình Tứ. Các tuyến đường này đi qua khu nhà ở Ecohome, đường Hoàng Tăng Bí, dự án The Jade Ordchid và hai dự án mở rộng Đại học Mỏ - Địa chất, Học viện Tài chính.
Trong đó, tuyến số 2 đi qua trước mặt khu nhà ở Ecohome 1, tuyến số 3 hiện có một phần đã xây dựng đi qua trường tiểu học Đông Ngạc B và khu nhà ở Echome 2, 3.
Tuyến số số 4 (rộng 15,5 m) kết nối Tân Xuân, qua khoảng giữa khu nhà ở Ecohome 2 và 3 đến đường Đông Thắng, Thụy Phương.
Tuyến số 5 (rộng 60 m) kết nối từ Khu đô thị Ciputra, đường Nguyễn Hoàng Tôn qua Vành đai 3 (Phạm Văn Đồng) đến Đức Thắng. Đây là đường ranh giới giữa hai dự án mở rộng Đại học Mỏ - Địa chất, Học viện Tài chính và đi qua dự án The Jade Orchid.
Khu vực Nam Thăng Long nằm ở phía Tây Bắc của Hà Nội. Hạ tầng tại khu vực này hiện tại khá đồng bộ khi có thể kết nối trực tiếp với các tuyến đường vành đai 3 qua trục Phạm Văn Đồng để đi sân bay Nội Bài và vành đai 2 qua tuyến Võ Chí Công. Một trong những khu đô thị quy mô lớn nhất tại đây là Ciputra.
Đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh là tuyến chi viện chiến lược của hậu phương lớn Miền Bắc cho tiền tuyến lớn Miền Nam. Đây là con đường huyết mạch, có vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trường kỳ của dân tộc. Con đường dọc ngang như trận đồ bát quát vươn tới khắp các chiến trường, với những cung đường, những trọng điểm khốc liệt nhất như Ngã Ba Đồng Lộc, đường 20 Quyết thắng, cao điểm 050, cổng Trời, Khe Ve…và biết bao địa danh, tên núi tên sông đã trở thành huyền thoại sống mãi trong ký ức của những người lính Trường Sơn.
Các cựu chiến binh Trường Sơn và chiến sỹ Bộ tư lệnh Thu đô tại Triển lãm “Đường Trường Sơn- Đường Hồ Chí Minh huyền thoại
Triển lãm“Đường Trường Sơn- Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” được tổ chức tại Di tích Nhà D67- khu di sản Hoàng thành Thăng Long với nhiều hình ảnh, tư liệu chân thực cho chúng ta nhớ về một thời đạn bom gian khổ ác liệt nhưng đầy hào hùng trên con đường “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Ở đây, chúng ta như được sống lại ký ức không thể nào quên của cả một thế hệ cha anh trên những cung đường ra trận. Rừng Trường Sơn bị bom đạn cày xới, trơ trụi vì chất độc da cam cũng không làm lùi bước những đoàn quân trùng trùng ra trận, với quyết tâm tất cả cho tiền tuyền, tất cả vì miền Nam ruột thịt. Chúng ta gặp lại hình ảnh những chiến sỹ lái xe “đầu xanh mà tóc bạc” vì bụi đường, những cọc tiêu sống của các cô gái tuổi 20, những chiến sỹ “chân đồng vai sắt” vượt Trường Sơn qua bao lửa đạn, qua bao núi cao vực sâu. Con đường thấm máu xương của hàng vạn cán bộ, chiến sỹ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến….
Gặp nhau tại Triển lãm, các cựu chiến binh Hội truyền thống Trường Sơn, những người lính của Đường Trường Sơn năm xưa bồi hồi xúc động, cùng nhau ôn lại những năm tháng gian khổ ác liệt, mưa rừng cơm vắt, lội suối trèo đèo giữa bom rơi đạn nổ, với tinh thần “đánh địch mà đi, mở đường mà tiến”. Thiếu tướng Võ Sở – Chủ tịch Hội Truyền thống Trường Sơn Đường Hồ Chí Minh Việt Nam kể lại: “Đường Trường Sơn là trận địa ác liệt nhất, ngày nối ngày, đêm nối đêm, bộ đội Trường Sơn phải đương đầu với những vũ khí hiện đại nhất của đế quốc Mỹ. Lớp lớp thanh niên lứa tuổi 18-20, cả những người còn đang đi học cũng xếp bút nghiên vượt Trường Sơn ra trận, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ”.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản tham quan Triển lãm.
Đại tá Đậu Xuân Tường – nguyên cán bộ Binh trạm 32, “binh trạm vạn tấn” không giấu được niềm tự hào, xúc động khi kể lại những kỷ niệm đẹp nhất của thời trai trẻ, ngày đêm bám trụ trên con đường ác liệt: “ Trên đường Trường Sơn gian khổ, khốc liệt là vậy, nhưng đi đến đâu cũng bắt gặp những khẩu hiệu tất cả vì miền Nam ruột thịt, tất cả để thắng Mỹ, thôi thúc chúng tôi lên đường ra trận, chiến đấu bằng ý chí trong sáng và quyết tâm của người lính Trường Sơn”.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà đến với Triển lãm để nhớ về người cha là vị tướng của đường Đường Trường Sơn năm xưa cùng những đồng đội của ông đã góp phần làm nên chiến thắng của dân tộc. Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, vị tư lệnh lẫy lừng của bộ đội Trường Sơn, “người giăng lưới lửa trên đỉnh Trường Sơn” làm kẻ thù khiếp sợ.
Còn với PGS. TS Nguyễn Mạnh Hà thì dù không tham gia bộ đội Trường Sơn, nhưng ông lại rất gắn bó với con đường huyền thoại này thông qua những nghiên cứu về lịch sử quân sự cũng như những lời kể của người cha là bộ đội Trường Sơn. Ông từng chia sẻ với các cựu binh Mỹ về sự vĩ đại của Đường Trường Sơn mà theo ông “đây là một chiến công có lẽ không một quốc gia nào đạt được”. Kỳ tích Đường Trường Sơn, con đường nối liền Nam – Bắc, con đường thống nhất nay đã trở thành con đường phát triển kinh tế, phát triển đất nước.
Trong không gian khu di tích Cách mạng Nhà và Hầm D67, gắn với những chiến công vĩ đại của cuộc Tổng tiến công nổi dậy Mùa xuân năm 1975, hy vọng Triển lãm sẽ đem đến cho du khách những tư liệu, hình ảnh chân thực nhất về cuộc chiến với những mất mát hy sinh và chiến công oanh liệt. Đây là những chặng đường lịch sử hào hùng nhất của dân tộc, giúp thế hệ trẻ nhìn về quá khứ hướng tới tương lai, trân trọng cuộc sống hòa bình mà cha anh đã hy sinh xương máu để gìn giữ.
Nhà máy may số 2 của Công ty XNK Thăng Long với quy mô hơn 1.000 công nhân
Từ năm 1989, khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới mạnh mẽ, Tổng giám đốc Vũ Thị Thà đã thành lập DN tư nhân sản xuất thảm đay XK sang thị trường Liên Xô (cũ). Đến năm 1997, bà bắt đầu xây dựng nhà máy May Thăng Long đặt trụ sở tại thị xã Thái Bình. Sau 5 năm, vượt qua bao khó khăn về xây dựng, đầu tư máy móc thiết bị, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành những công nhân kỹ thuật cao, nhà máy số 2 ra đời tại thị trấn Quỳnh Côi, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, và tự hào là nhà máy đầu tiên của huyện Quỳnh Phụ. Đến năm 2006, Công ty tiếp tục xây dựng nhà máy số 3 tại huyện Cầu Nghìn, tỉnh Thái Bình, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn thanh niên nông thôn.
Sau gần 30 năm phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, từ 50 công nhân thủa “sơ khai lập nghiệp”, đến nay, XNK Thăng Long đã có 3 nhà máy may XK công nghệ hiện đại, tiên tiến với tổng đầu tư hơn 300 tỷ đồng, 34 đơn vị vệ tinh làm hàng may mặc. Công ty đã giải quyết việc làm ổn định cho hơn 100.000 lao động.
Cùng với việc mở rộng quy mô, công nghệ sản xuất của Công ty cũng liên tục được cải tiến. Tổng giám đốc Vũ Thị Thà cho biết: Nếu những năm đầu thành lập, công đoạn thiết kế mẫu được thực hiện khá thủ công thì nay máy giác sơ đồ và hệ thống máy cắt mẫu cứng đều được lập trình tự động, từ đó đảm bảo tính chính xác cao. Trong sản xuất, từ chỗ chủ yếu sử dụng hệ thống máy may cơ, hiện nay XNK Thăng Long đã nâng cấp lên 100% máy may 1 kim điện tử cắt chỉ tự động theo công nghệ tiên tiến. Tại các chuyền may, Công ty cũng đã lắp đặt máy may tự động để hoàn tất những chi tiết nhỏ, khó, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như năng suất lao động.
Nhờ có sự đầu tư đúng mức, đặt yếu tố chất lượng lên hàng đầu mà các dòng sản phẩm chính của XNK Thăng Long như quần áo trẻ em, áo vest, quần soóc… đều nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao của khách hàng. Không chỉ vậy, DN còn không ngừng khẳng định sự phát triển bền vững của mình.
Tổng giám đốc Vũ Thị Thà chia sẻ: “Động cơ, niềm vui giúp tôi có sức mạnh để 30 năm qua chèo lái DN, vượt qua bao khó khăn, đi đến thành công của ngày hôm nay đó chính là mong muốn làm ra những sản phẩm chất lượng cao, giá cả hợp lý để XK ra nước ngoài, đánh dấu Việt Nam vào bản đồ may mặc thế giới”.
Với những nỗ lực không ngừng trong suốt hơn 30 năm gia nhập thị trường dệt may XNK Việt Nam, có thể khẳng định rằng, XNK Thăng Long đã tạo lập được vị thế vững vàng trong lòng khách hàng. Bằng chứng là Công ty đã từng bước chiếm lĩnh thị trường, mạnh mẽ vươn lên. Doanh thu những năm dần đây đều đạt mức trên 500 tỷ đồng, trả lương cho hàng nghìn lao động với tổng số tiền gần 90 tỷ đồng. Đến nay, vốn điều lệ của Công ty đã lên tới 109,99 tỷ đồng.
Theo Tổng giám đốc Vũ Thị Thà, cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề cũng như bức tranh ảm đạm của nền kinh tế từ năm 2011 đến nay đã tác động không nhỏ tới hầu hết DN và XNK Thăng Long cũng không ngoại lệ. Khó khăn càng tăng thêm gấp bội khi các nhà cung cấp nguyên phụ liệu chính từ Trung Quốc liên tục tăng giá. Cùng với đó là việc giá cả leo thang, việc phải cân nhắc để tăng lương, đảm bảo đời sống cho người lao động, chi phí cho điện, nước tăng cao… Tuy nhiên, với nền tảng vững chắc và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ lãnh đạo, công nhân viên, XNK Thăng Long dần vượt qua khó khăn, liên tục mở rộng thị trường ra các nước lớn như Mỹ (chiếm 50%), EU (30%), Canada (10%).
Không chỉ có vậy, những phấn đấu và thành quả của XNK Thăng Long còn được Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội ghi nhận xứng đáng thông qua việc tặng thưởng nhiều danh hiệu, bằng khen cao quí như: “Thương hiệu Việt yêu thích”, “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, Bằng khen của Hiệp hội các DN ngoài quốc doanh Việt Nam, Bằng khen của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bằng khen của Chủ tịch tỉnh Thái Bình, DN XNK uy tín nhiều năm liền của Bộ Công Thương. Đặc biệt, Tổng giám đốc Vũ Thị Thà vinh dự được trao “Bảng vàng ghi danh Doanh nhân Việt” tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (2010) và Cúp Thánh Gióng (2013).
Chưa thỏa mãn với những gì đã đạt được, Tổng giám đốc Vũ Thị Thà chia sẻ, trong tương lai, Công ty sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng những nhà máy đã có, chuẩn bị đầu tư nhà máy mới để tạo thêm việc làm cho 1.000 lao động đồng thời phấn đấu tăng thêm 20% mức lương. Đặc biệt, mục tiêu xa hơn mà Ban lãnh đạo hướng tới là phát triển Công ty Cổ phần Đầu tư XNK Thăng Long trở thành một tập đoàn kinh tế đa ngành nghề hùng mạnh hàng đầu Việt Nam, phát triển sản xuất kinh doanh chuyên ngành dệt may và đầu tư sang các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, bất động sản, khu công nghiệp, các ngành kinh tế tiềm năng trong nước và đầu tư ra nước ngoài, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Thái Bình nói riêng và sự vững mạnh của nền kinh tế Việt Nam nói chung.